Biến Đổi Khí Hậu Đang Làm Thay Đổi Màu Sắc Các Đại Dương

12 Tháng Hai 20191:24 SA(Xem: 7545)
Biến Đổi Khí Hậu Đang Làm Thay Đổi Màu Sắc Các Đại Dương
Biến Đổi Khí Hậu Đang Làm Thay Đổi Màu Sắc Các Đại Dương

Biến đổi khí hậu đang khiến các đại dương thay đổi màu sắc. Đó chưa phải là điều chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng các vệ tinh của NASA đã bắt được sự dịch chuyển tinh tế của các bước sóng phản xạ lại từ mặt nước biển.

 

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, một mô phỏng máy tính được phát triển bởi các nhà khoa học MIT cho thấy nhiệt độ nước biển đang ngày càng ấm lên. Và nó đã, đang và sẽ còn khiến diện mạo của đại dương thay đổi dựa trên những hình ảnh mà NASA ghi nhận được từ vài thập kỷ qua.

 

Đây là ví dụ mới nhất cho thấy tác động của biến đổi khí hậu. Nó không chỉ tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động tự nhiên mà còn làm biến đổi cả diện mạo của Trái Đất. Vô số thước phim, tranh vẽ và ảnh chụp hành tinh xanh, bao gồm cả bức ảnh Blue Marble được chụp bởi phi hành đoàn tàu Apollo 17, một ngày nào đó có thể trở thành dĩ vãng. Nếu những đại dương không còn xanh nữa, chúng sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau biết hành tinh của chúng ta từng tươi đẹp như thế nào.

 

Đại dương được ví von là lá phổi Trái Đất, cũng như bộ điều chỉnh nhiệt độ lớn nhất mà hành tinh của chúng ta được trang bị. Các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt độ đang ngày một tăng lên trong khí quyển. Nhưng để giảm nhiệt độ cho cuộc sống trên cạn, các đại dương đã phải hi sinh. Việc hấp thụ nhiệt vào môi trường nước cũng ảnh hưởng đến các sinh vật biển sống trong đó, ở tất cả các cấp độ bắt đầu từ những vi sinh vật trôi nổi.

 

Nhiệt độ nước cao hơn có nghĩa là một số sinh vật từng sống ở một số khu vực địa lý sẽ phải chết, trong khi ở những nơi khác, các sinh vật mới bắt đầu có thể tồn tại và phát triển. Những thay đổi chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi màu sắc đại dương vì nó được xác định trực tiếp bởi các chất và hạt trôi nổi trong nước, từ mức độ muối đến chất diệp lục trong tảo và thực vật phù du là yếu tố lớn nhất đóng góp vào màu sắc nước biển mà chúng ta nhìn thấy.

 

Các hạt nổi khác nhau hấp thụ hoặc tán xạ ánh sáng Mặt Trời ở các bước sóng khác nhau, mỗi loại sẽ khiến biển có thêm một màu sắc. Theo logic, nếu có nhiều hạt trôi nổi hơn, màu sắc tổng thể của nước biển sẽ thay đổi giống như khi một họa sĩ pha màu sơn dầu. Ví dụ, biển càng có nhiều thực vật phù du, nước sẽ càng có màu xanh hơn.

 

Chúng ta có thể thấy những thay đổi qua các mùa: khi nhiệt độ tăng trong suốt mùa xuân và mùa hè ở một số nơi trên thế giới, thực vật phù du nở hoa, làm cho đại dương xanh hơn. Sự nở rộ được các vệ tinh của NASA/NOAA chụp lại khi bay qua Bắc Đại Tây Dương vào khoảng thời gian cuối tháng 05/2018.

 

Nhưng theo mô hình máy tính được phát triển bởi các nhà khoa học MIT, nước biển ở các vùng đại dương gần cực bắc và cực nam sẽ sớm có một màu xanh lá cây kỳ lạ, vì vùng biển đó ấm lên sẽ sớm tạo điều kiện cho thực vật phù du sống được, sinh sản và xâm chiếm. Mặt khác, ở các khu vực nóng của đại dương, nơi điều kiện không có lợi cho sự sống đối với các sinh vật phù du, màu nước biển sẽ trở nên đậm hơn do chỉ còn các phân tử nước hấp thụ ánh sáng Mặt Trời.

 

Khi nhiệt độ tăng vượt quá giới hạn chịu đựng đối với thực vật phù du và tảo ở khu vực cận nhiệt đới, vi sinh vật chắc chắn sẽ chết. Và nếu không có những sinh vật nhỏ bé, nước ở đó cũng sẽ "chết", và màu xanh lam sẽ chuyển sang màu xanh đen. Thực tế, tới 71% bề mặt hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi nước. Biến đổi khí hậu không chỉ làm thay đổi tự nhiên, giết chết vô số loài sinh vật mà còn thể hiện sự thay đổi qua diện mạo của hành tinh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).