Hiện nay chất thải nhựa đang là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia. Theo thống kê từ Liên Hiệp Quốc, trong vòng 65 năm, con người thải ra môi trường 8.3 tỷ tấn rác thải nhựa, và mới chỉ tái chế được có 9% trong số đó. Mỗi năm, 8 triệu tấn chất thải nhựa bị trôi ra biển, khiến các loài động vật gặp ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khoảng giữa tháng 02/2019, một số nguồn tin cho biết, tin mừng là, một nhóm các nhà nghiên cứu ở khoa kỹ thuật hóa học, trường đại học Purdue, Indiana, Mỹ đã tìm ra một cách để biến chất thải nhựa trở thành nhiên liệu sử dụng hàng ngày.
Hiện họ mới chỉ tìm ra quy trình xử lý nhựa polyolefin, chủ yếu bao gồm nhựa polypropylene, vốn được sử dụng rất nhiều để tạo ra hộp đựng, chai nhựa, túi nylon và nhiều dạng bao bì khác. Theo các nhà khoa học nghiên cứu công trình mới, nhựa polypropylene chiếm khoảng 23% tổng lượng chất thải nhựa trên toàn thế giới, nghĩa là gần 25% lượng rác nhựa.
Quy trình mới được gọi là hydrothermal liquefaction, tạm dịch là hóa lỏng thủy nhiệt. Theo đó, những tấm nhựa polyolefin được nung chảy ở nhiệt độ rất cao, từ 380 đến 500 độ C, sau đó hòa tan vào nước. Phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian tạo ra những sản phẩm mong muốn kéo dài từ 0.5 đến 6 giờ.
Ví dụ ở nhiệt độ 425 độ C, 91% lượng nhựa PP biến thành dầu (olefins, paraffin, cyclic) trong khoảng thời gian 2 đến 4 giờ. Ở nhiệt độ cao hơn hoặc thời gian đốt lâu hơn, nhựa PP tạo ra nhiều khí gas hơn. Phần dầu trích xuất từ việc đốt cháy nhựa PP có thể dùng làm chất pha trộn cho xăng, hoặc làm nguyên liệu tạo ra những hóa chất khác.
- Từ khóa :
- Rác Thải Nhựa
- ,
- Nhiên Liệu Đốt
Gửi ý kiến của bạn