Google Tiếp Tục Bị Phạt 1.5 Tỷ EUR Tại Châu Âu Do Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền

21 Tháng Ba 20192:02 SA(Xem: 5951)
Google Tiếp Tục Bị Phạt 1.5 Tỷ EUR Tại Châu Âu Do Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền
Google Tiếp Tục Bị Phạt 1.5 Tỷ EUR Tại Châu Âu Do Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền

Khoảng giữa tháng 03/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra mức phạt 1.5 tỷ EUR (khoảng 1.7 tỷ USD) do vi phạm luật chống độc quyền, cụ thể là hợp đồng hạn chế mà công ty đã áp đặt lên các khách hàng sử dụng dịch vụ quảng cáo AdSense.

 

Trong một cuộc họp diễn ra hôm nay, Ủy viên Hiệp hội chống độc quyền EU - Margrethe Vestager cho biết Google đã lạm dụng vị thế thống lĩnh của mình trên thị trường và buộc các khách hàng đang sử dụng AdSense phải từ chối sử dụng dịch vụ quảng cáo đến từ các đối thủ của Google. Vestager chỉ trích: “Hành vi làm giảm cơ hội cạnh tranh của các công ty khác cũng như giảm đi sự đổi mới sáng tạo”

Đây là khoản phạt thứ 3 mà EU đã đưa ra đối với Google trong những năm gần đây. Hồi năm 2018, Google đã bị phạt 4.3 tỷ EUR vì lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường di động, cụ thể là hệ điều hành Android để tích hợp trình tìm kiếm và trình trình duyệt Chrome mặc định; ngăn chặn các hãng làm điện thoại tạo ra thiết bị chạy Android tùy biến và trả tiền cho những hãng làm thiết bị lớn và các nhà mạng để tích hợp ứng dụng tìm kiếm vào thiết bị. Trước đó, vào năm 2017, Google cũng đã bị phạt 2.4 tỷ EUR vì tội thao túng kết quả tìm kiếm khi người dùng mua sắm, ưu tiên hiển thị kết quả từ Google Shopping và dìm kết quả từ các trang so sánh giá khác xuống. Google vẫn đang kháng cáo trước cả 2 cáo buộc.

 

Với khoản phạt mới, Google hiện đang đối mặt với tổng số tiền phạt lên đến 8.2 tỷ EUR (khoảng 9.3 tỷ USD). Thực ra mức phạt mới đã thấp hơn so với 2 khoản phạt trước nhờ động thái hợp tác với Uỷ ban Châu Âu (EC) thay đổi các chính sách về AdSense sau khi EU công bố kết quả điều tra năm 2016.

Các quan chức EU cho biết từ 2006, Google đã ngăn các đối tác dùng AdSense khai thác các trình tìm kiếm đến từ đối thủ của Google trên trang web của hãng. AdSense cho phép khách hàng bao gồm những nhà bán lẻ và báo chí đặt một khung tìm kiếm Google trên trang web và khi người dùng tìm kiếm bằng khung, Google sẽ hiển thị quảng cáo và chia hoa hồng với người sở hữu trang web.

 

Ban đầu, Google không cho phép đối tác AdSense dùng các công cụ tìm kiếm khác. Đến năm 2009, Google cho phép nhưng vẫn buộc đối tác bố trí khung tìm kiếm Google nổi bật hơn và đến năm 2016, Google loại bỏ hoàn toàn các điều khoản. AdSense từng là một công cụ kiếm tiền quan trọng và ổn định của Google nhưng đến năm 2015, AdSense chiếm chưa đầy 20% tổng thu nhập của Google và tỉ lệ tiếp tục giảm. Vai trò của AdSense cũng từ đó giảm dần trong dòng tiền của Google.

 

Với khoản phạt mới được công bố, EU đã kết thúc 3 vụ điều tra về các vi phạm của Google nhưng tổ chức vẫn đang xem xét nhiều khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của Google. Có vẻ như vận hạn của Google tại Châu Âu vẫn chưa chấm dứt.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).