NASA Phát Hiện Thiên Thạch Đang Tự Hủy, Bay Với 2 Chiếc Đuôi Khổng Lồ

01 Tháng Tư 20194:28 SA(Xem: 4416)
NASA Phát Hiện Thiên Thạch Đang Tự Hủy, Bay Với 2 Chiếc Đuôi Khổng Lồ
future-3279838_1280
Khoảng cuối tháng 03/2019, NASA công bố hình ảnh thú vị về một thiên thạch tự hủy. Ảnh được kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp được cho thấy một thiên thạch đường kính cỡ 4 km có tên Gault (6478) nằm cách Mặt Trời 344 triệu km tự xoay và tự tan rã, tạo thành một chiếc đuôi mảnh vỡ kéo dài hơn 800,000 km.

Thiên thạch được phát hiện vào năm 1988 và nó nằm trong vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó được theo dõi bởi nhiều kính thiên văn trên thế giới từ Hubble cho đến hệ thống cảnh báo va chạm vật thể ngoài hành tinh khẩn cấp (ATLAS), hệ thống phản ứng nhanh và quan sát thiên văn góc rộng (Pan-STARRS) tại Hawaii … và về cơ bản nó không có gì đặc biệt, cũng giống bao thiên thạch đá khác.

Tuy nhiên, Gault vừa bay vừa tạo ra 2 chiếc đuôi khổng lồ, một chiếc dài 800,000 km, rộng 4800 km trong khi chiếc còn lại dài bằng 1/4. Trông giống sao chổi nhưng chiếc đuôi của Gault chứa toàn bụi và mảnh vỡ rơi ra từ chính nó, đuôi sao chổi chứa toàn khí và tinh thể băng.

Điều này xảy ra bởi Gault tự xoay một vòng mỗi 2 giờ, đủ nhanh để tạo ra những xê dịch trên bề mặt và phát tán mảnh vỡ do vận tốc bay nhanh. Một điều đáng chú ý là vùng xung quanh Gault không cho thấy nó đã bị tác động bởi các vật thể khác.Theo NASA thì Gault đang tự rã do hiệu ứng được gọi là Yarkovsky-O'Keefe-Radzievskii-Paddack (YORP). Dưới ánh sáng mặt trời, thiên thạch bị làm nóng và nhiệt được giải phóng dưới dạng bức xạ cực tím. Khi quá trình đang xảy ra, nó cũng tạo ra một động lượng góc nhỏ và tác động đến mô-men của thiên thạch khiến nó xoay nhanh hơn. Nếu hiệu ứng không đối xứng, nó sẽ tích lũy trong nhiều triệu năm và thiên thạch cứ thế xoay ngày một nhanh hơn cho đến khi lực ly tâm trở nên quá lớn đối với khả năng chịu đựng của cấu trúc thiên thạch, thế nên các vật chất bị bóc ra dần.

Qua quan sát, các nhà thiên văn học đã suy luận rằng mảnh vỡ ở cả 2 đuôi thiên thạch này xuất hiện từ khoảng tháng 10 và tháng 12 năm 2018. Hai cái đuôi là kết quả của 2 đám mảnh vỡ lớn có đường kính khoảng 150 m và sẽ mờ đi trong vòng vài tháng tiếp theo.

Theo NASA, việc các thiên thạch tự hủy rất hiếm, chỉ xảy ra khoảng một lần mỗi năm. Hiện chỉ có hơn 20 thiên thạch như vậy đang được các hệ thống như Pan-STARRS và ATLAS theo dõi. Việc Gault tự hủy cho phép các nhà thiên văn hiểu được hơn nhờ quan sát những thứ nó bỏ lại sau lưng khi bay về nó mà không cần phải lên tận nơi.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).