Quân Đội Mỹ Bỏ Gần Nửa Tỷ USD Mua Kính Microsoft Hololens 2 Để Làm Gì ?

11 Tháng Tư 20192:00 SA(Xem: 6803)
Quân Đội Mỹ Bỏ Gần Nửa Tỷ USD Mua Kính Microsoft Hololens 2 Để Làm Gì ?
Quân Đội Mỹ Bỏ Gần Nửa Tỷ USD Mua Kính Microsoft Hololens 2 Để Làm Gì
Trước đây, quân đội Mỹ đã ký kết với Microsoft một hợp đồng trị giá 480 triệu USD để mua những thiết bị phần cứng từ Microsoft, chủ yếu là để mua chiếc kính thực tế ảo tăng cường (AR) HoloLens 2 được chỉnh sửa để phù hợp hơn với nhu cầu quân sự. Hiện không rõ số lượng kính mà Microsoft phải sản xuất để giao cho quân đội Mỹ, nhưng phiên bản tiêu dùng của HoloLens 2 có giá 3,500 USD mỗi chiếc.

Vậy quân đội bỏ nửa tỷ USD mua kính HoloLens để làm gì? Để có câu trả lời, phóng viên Todd Haselton của CNBC đã được quân đội Mỹ mời tới Austin, Texas, nơi một căn cứ công nghệ cao mang tên Future Command đang hoạt động, và tối ưu chiếc kính AR của Microsoft để phục vụ cho mục đích quân sự. Những căn cứ Future Command là nơi cho phép những tập đoàn công nghệ làm việc trực tiếp với những quan chức cấp cao trong quân đội và cả những người lính để đem những công nghệ mới ra chiến trường.

Dĩ nhiên, vẫn có những ý kiến khác lên tiếng phản đối, nhất là từ trong nội bộ nhân sự các tập đoàn công nghệ như Microsoft hay Google. Trong năm 2018, chính nhân viên Google đã lên tiếng phản đối về Project Maven, cho phép phân tích hình ảnh từ máy bay không người lái của quân đội hiệu quả hơn. Hệ quả là Google phải dừng việc phát triển Maven cho chính phủ Mỹ. Microsoft cũng không khác nhiều khi một nhóm nhân viên bày tỏ lo ngại về việc Microsoft bán công nghệ HoloLens cho quân đội.

Hệ thống hình ảnh AR tích hợp cho quân đội

Quân đội Mỹ gọi phiên bản HoloLens 2 được sản xuất cho riêng họ với cái tên IVAS, viết tắt của Integrated Visual Augmented System. Hệ thống IVAS giúp thông tin và hình ảnh được hiển thị ngay trong tầm mắt của người lính, nhưng đồng thời vẫn cho phép quan sát thế giới xung quanh một cách dễ dàng.

Hiện nay rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang đổ tiền phát triển công nghệ AR phục vụ mục đích dân sự để thay đổi cách con người sử dụng những thiết bị công nghệ trong tương lai. Trong khi đó, ở căn cứ tại Texas, công nghệ được dùng để tăng khả năng chiến đấu cũng như giảm thiểu tối đa thương vong cho người lính.

Theo phóng viên của CNBC, chiếc kính HoloLens phiên bản quân đội cho phép hiển thị hình ảnh 3D, thông tin vị trí và những thông tin khác, nhưng nó chưa hoàn thiện, thậm chí còn phải restart một lần lúc sử dụng. Khi đeo kính, bản đồ khu vực sẽ được hiển thị trên màn hình nhưng ở vị trí rất hợp lý, cộng với mũi tên thông báo vị trí của những người đồng đội. Chỉ cần đảo mắt nhìn xuống mặt đất là sẽ thấy bản đồ minimap, còn ngước lên sẽ thấy la bàn tích hợp.

Trong tương lai gần, phiên bản IVAS hoàn chỉnh sẽ còn có cả chức năng hiển thị hình ảnh tầm nhiệt. Những kính ngắm ban đêm hiện tại phát ra ánh sáng xanh lá trong đêm, khiến đối phương có thể nhìn thấy. Trong khi đó, IVAS phát sáng với cường độ không mạnh bằng, chỉ đủ để người đeo nhìn thấy hình ảnh AR hiển thị trên phần kính mà thôi, có thể nói là an toàn hơn cho người lính. Phiên bản thử nghiệm hiển thị người xung quanh bằng một quầng sáng trắng, và hoàn toàn không bị lựu đạn khói gây ảnh hưởng như thế hệ kính nhìn ban đêm hiện tại.


Về cơ bản, khi đeo chiếc kính, người lính sẽ giống hệt như những nhân vật trong Call of Duty. Với AR HoloLens, quân đội Mỹ còn có dự định không chỉ sử dụng trên chiến trường, mà còn dùng trong công tác huấn luyện người lính, giúp họ ngắm bắn chính xác hơn, cũng như kiểm soát chỉ số sức khỏe của họ như nhịp tim.

Hiện phiên bản HoloLens IVAS của quân đội Mỹ vẫn còn khá cồng kềnh để giữ cả hệ thống tracking, pin và màn hình, thế nhưng những lãnh đạo quân đội cho rằng họ muốn kích thước của chiếc kính nhỏ lại chỉ còn cỡ một cặp kính mát trong vòng 6 tháng tiếp theo. Đó là thử thách mà Microsoft phải vượt qua.

Không chỉ có Microsoft phát triển IVAS

Đúng là nền tảng chiếc kính AR để quân đội Mỹ sử dụng được dựa trên HoloLens 2 của Microsoft, nhưng 12 công ty khác cũng có thành tựu công nghệ áp dụng vào sản phẩm mới. Chẳng hạn như Flir là bên phát triển cảm biến nhiệt, phần hình cầu màu bạc trên đỉnh chiếc kính, cho phép kích hoạt tính năng nhìn ban đêm của IVAS. Những công ty khác cũng được Microsoft nhờ cậy để phát triển những cảm biến khác trên chiếc kính.

Hồi tháng 05/2018, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis họp về vấn đề tiềm năng sử dụng thực tế ảo tăng cường. Sau khi xem vài đoạn video clip mô tả tiềm năng của công nghệ mới, ông nhanh chóng gật đầu cho phép quân đội theo đuổi dự án. 6 tháng sau, Microsoft vượt qua các nhà thầu khác để giành lấy hợp đồng trị giá 480 triệu USD. Trong vòng 2 năm, quân đội Mỹ sẽ làm việc độc quyền với Microsoft để phát triển công nghệ mới.

Tranh cãi trong nội bộ Microsoft

Sau khi thông tin Microsoft và quân đội Mỹ ký hợp đồng, hồi tháng 02/2019, khoảng 100 nhân viên Microsoft đã gửi cho CEO Satya Nadella một bức thư yêu cầu hủy hợp đồng phát triển IVAS: “Chúng tôi cảm thấy hoảng sợ khi biết Microsoft đang làm việc để cung cấp công nghệ vũ khí cho quân đội Mỹ, cho phép quân đội ‘tăng cường khả năng tiêu diệt’ nhờ vào công nghệ mà chúng ta tạo ra. Chúng tôi không vào Microsoft để phát triển vũ khí.”

McCarthy cho rằng, việc sử dụng cụm từ “tăng khả năng tiêu diệt” là chưa đúng: “Nếu nhìn vào hệ thống đang phát triển, nó cho phép tăng cường khả năng nhận biết xung quanh, nhờ đó người lính có thể phân biệt mục tiêu hiệu quả hơn”. Nói cách khác, ông thứ trưởng cho rằng người lính có thể dùng IVAS để giúp họ không hạ nhầm những mục tiêu dân thường.

Dự kiến, IVAS sẽ được đưa vào sử dụng trên chiến trường vào khoảng năm 2022 đến 2023, sau khi thiết kế của sản phẩm được tối ưu nhất có thể, sử dụng được với mũ bảo hiểm dành cho lính, hoặc cũng có thể sẽ tạo ra một chiếc mũ tích hợp hệ thống HoloLens vào bên trong.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).