WHO Thử Nghiệm Tiêm Vaccine Chống Sốt Rét Cho 300,000 Trẻ Em
25 Tháng Tư 20197:00 SA(Xem: 2576)
Khoảng cuối tháng 04/2019, WHO thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm tiêm loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng phòng chống căn bệnh sốt rét tại 3 nước ở Châu Phi. Số lượng trẻ tham gia sẽ vào khoảng 300,000 bé có độ tuổi dưới 2 tại Kenya, Ghana và Malawi.
Theo các nghiên cứu lâm sàng trước đây, dạng vaccine mới có khả năng phòng ngừa 4/10 ca sốt rét, WHO hi vọng đây sẽ là 1 giải pháp mới để phòng chống sốt rét bởi trong khoảng 15 năm trở lại đây, dù việc trang bị màn và các biện pháp kiểm soát bệnh đã có nhiều tiến triển nhưng căn bệnh vẫn chưa được xử lý như kì vọng. Trẻ em dưới 5 tuổi là những người có nguy cơ cao nhất bị nhiễm và bị biến chứng có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Theo số liệu của WHO, trung bình cứ 2 phút lại có 1 trẻ bị chết bởi sốt rét, phần lớn ở Châu Phi, nơi mỗi năm có đến hơn 250,000 trẻ tử vong bởi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Thực tế, dạng vaccine mới có tên gọi là Mosquirix đã được các nhà khoa học của công ty GSK phát triển từ năm 1987, trải qua rất nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm. Các trẻ sẽ được tiêm 4 liều theo thời gian 3 liều khi trẻ từ 5 đến 9 tháng và liều cuối sẽ vào lúc trẻ được 2 tuổi. Các nhà khoa học cũng nói vaccine Mosquirix tuy không phải có hiệu quả ở mức rất cao, nhưng có thêm công cụ để phòng chống bệnh vẫn hơn là không có gì, đặc biệt là với căn bệnh dai dẳng khó xử lý triệt để như sốt rét. Và cũng như các dạng vaccine khác, điểm quan trọng nhất là niềm tin của thuốc và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.