Châu Âu Có Thể Sẽ Phải Chi Thêm 62 Tỷ USD Để Triển Khai Mạng 5G

11 Tháng Sáu 201912:00 SA(Xem: 5071)
Châu Âu Có Thể Sẽ Phải Chi Thêm 62 Tỷ USD Để Triển Khai Mạng 5G
Châu Âu Có Thể Sẽ Phải Chi Thêm 62 Tỷ USD Để Triển Khai Mạng 5G
Khoảng đầu tháng 06/2019, theo Hiệp hội mạng di động toàn cầu GSMA, lệnh cấm mua thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei sẽ làm tăng chi phí triển khai mạng 5G và làm chậm lộ trình phổ biến mạng 5G khắp Châu Âu.

Trang Reuters cho biết, chi phí ước tính để phát triển mạng 5G tại Châu Âu theo GSMA sẽ đội lên thêm khoảng 62 tỷ USD và thời gian hoãn phát triển mạng 5G sẽ kéo dài tới gần 18 tháng. Sự chậm trễ sẽ làm nới rộng khoảng cách về mức độ thâm nhập của mạng 5G giữa EU và Mỹ thêm 15% trước năm 2025.

Lo ngại của GSMA không phải không có cơ sở khi Huawei đang là hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Nhiều nhà mạng lớn ở Châu Âu hiện cũng đang sử dụng thiết bị mạng của công ty. Huawei và ZTE hiện đang chiếm tới hơn 40% thị phần cung cấp thiết bị mạng viễn thông tại EU.

Việc mất đi một đối tác như Huawei sẽ làm giảm tính cạnh tranh của thị trường và gây bất lợi cho các nhà mạng. Vì các hãng như Samsung, Ericsson hay Nokia đều không phải là các hãng cung cấp thiết bị viễn thông quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều nước. Chưa kể nếu chọn các hãng này, chi phí lắp đặt và triển khai mạng 5G sẽ rất cao.

Đáp lại người phát ngôn của Nokia khẳng định, giải pháp của hãng sẽ đảm bảo lắp đặt chồng thiết bị 5G lên 4G, qua đó giảm chi phí và sự phức tạp khi triển khai mạng 5G.

GSMA cho rằng, sự chậm trễ trong triển khai mạng 5G sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế Châu Âu vì công nghệ 5G rất cần thiết cho xe tự lái, ứng dụng y tế và logistic.

Tính đến ngày 06/06/2019, Huawei cho biết đã ký 46 hợp đồng thương mại hóa mạng 5G tại hơn 30 quốc gia và các trạm 5G đã xuất xưởng được hơn 100,000 chiếc. Dự báo trên của GSMA được đưa ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng gây sức ép lên các đồng minh như Anh, Đức, Pháp về việc sớm cấm cửa Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại các quốc gia. Mỹ đưa ra lập luận rằng, Huawei có thể là gián điệp của Bắc Kinh và tiềm ẩn rủi ro nghe lén thông tin mật, tin tình báo giữa Mỹ và các nước đồng minh.

Trước đó, trong một bước đi nhằm răn đe Huawei và Trung Quốc, Mỹ đã ban hành sắc lệnh cấm các công ty Trung Quốc hợp tác với Huawei. Ngay sau đó, hàng loạt các công ty phần mềm lớn và phần cứng như Google, Microsoft, Intel, Qualcomm và mới nhất là Facebook đã dừng hợp tác với hãng công nghệ Trung Quốc. Bộ thương mại Mỹ sau đó cũng gia hạn lệnh cấm thêm 3 tháng và chưa rõ sắc lệnh này có kịp được gỡ bỏ trên bàn đàm phán hay không.

51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.33
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).