Google Sẽ Tự Triển Khai Tin Nhắn RCS Trong Tháng 06-2019

20 Tháng Sáu 201912:00 SA(Xem: 5280)
Google Sẽ Tự Triển Khai Tin Nhắn RCS Trong Tháng 06-2019
Google Sẽ Tự Triển Khai Tin Nhắn RCS Trong Tháng 06-2019
Đối với nhiều người dùng iPhone, điều lớn nhất giữ chân họ chuyển sang Android có lẽ là iMessage, dịch vụ nhắn tin thay thế SMS do Apple kiểm soát. Có vẻ như Google cũng muốn làm được điều tương tự khi phát triển ứng dụng tin nhắn RCS để mang các tính năng tương tự như iMessage tới các thiết bị Android.

Vấn đề là hàng loạt các nhà mạng trên toàn thế giới lại đang rất chậm trễ trong việc triển khai khả năng hỗ trợ RCS. Dù Google đã làm nhiều cách khác nhau để tăng tốc quá trình, nhưng mọi thứ dường như vẫn không có gì thay đổi.

Khoảng giữa tháng 06/2019, theo báo cáo mới của The Verge, Google đang quyết định tự mình lãnh trách nhiệm triển khai RCS tới số đông người dùng. Bắt đầu từ cuối tháng 06/2019, những người sở hữu smartphone Android tại Pháp và Anh có ứng dụng Messages chính thức sẽ có thêm một tùy chọn tin nhắn RCS. Dịch vụ mới sẽ được tiếp thị dưới cái tên thân thiện hơn – "Chat" – do Google kiểm soát và sẽ hoạt động trên các thiết bị Android với các nhà mạng khác nhau.

Điều này có nghĩa là, nếu quý vị và đối tác của mình đang sống tại Anh hoặc Pháp, và đều đang sử dụng ứng dụng Messages trên smartphone, cả hai có thể liên lạc với nhau bằng RCS. Nhà sản xuất điện thoại hay phiên bản thiết bị, cũng như cả nhà mạng mà quý vị ghi danh, sẽ không còn quan trọng nữa.

Vậy tin nhắn RCS sẽ hoạt động như thế nào? RCS là chữ viết tắt của Rich Communication Services – RCS là một phiên bản nâng cấp của SMS, vốn đang được chúng ta sử dụng để soạn thảo và gửi các tin nhắn văn bản truyền thống từ số điện thoại này tới số điện thoại khác. Với SMS, người dùng chỉ có thể gửi một chuỗi các tin nhắn văn bản không mã hóa giữa các thiết bị với nhau. Chúng cũng được lưu giữ một thời gian trên các máy chủ do nhà mạng không dây sở hữu.

Với RCS, người dùng sẽ không bị giới hạn trong một chuỗi tin nhắn văn bản, mà còn có thể gửi file media, như hình ảnh, video cũng như các siêu liên kết hoặc tọa độ GPS có liên kết trực tiếp với Google Maps. Người dùng cũng có thể nhận được các thông báo đã đọc tin nhắn của người nhận, cũng như biết được có phải đối tác của mình soạn thảo tin nhắn hay không.

Ban đầu, Google muốn các nhà mạng tự kiểm soát RCS. Một trong các vấn đề với iMessage của Apple là Apple kiểm soát toàn bộ - việc một thực thể kiểm soát toàn bộ một hệ thống chưa bao giờ là điều tốt. Để tránh điều đó, Google muốn giúp các nhà mạng triển khai dịch vụ của riêng mình. Tuy nhiên, các nhà mạng lại không ưu tiên việc triển khai và người dùng Android tiếp tục phải dùng SMS từ nhiều năm nay.


Với việc Google nắm quyền kiểm soát, khả năng hỗ trợ RCS của nhà mạng có hay không không còn là vấn đề. Người dùng khi gửi tin nhắn RCS đến một ai đó, nó sẽ được chuyển qua máy chủ của Google và sau đó Google phân phối nó đến người nhận. Nếu điện thoại của người nhận đã được cài sẵn Google Chat, họ sẽ nhận được tin nhắn RCS. Nếu điện thoại người nhận chưa cài Google Chat nhưng thiết bị và nhà mạng hỗ trợ RCS, họ sẽ nhận được tin nhắn RCS. Còn nếu các điều kiện trên đều không đáp ứng được, họ sẽ nhận được tin nhắn SMS.

Trong khi iMessage của Apple hoạt động trên cả nhiều loại thiết bị - bao gồm cả desktop, laptop và tablet – vì iMessage không liên lạc dựa trên số điện thoại, tin nhắn RCS của Google hiện vẫn bị khóa vào số điện thoại, nghĩa là người dùng chỉ có thể nhắn tin từ số điện thoại của mình. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể thao tác với tin nhắn thông qua chương trình trên máy tính desktop, ví dụ giao diện web cho ứng dụng Messages, nhưng ngay cả như vậy, điện thoại vẫn là thiết bị đóng vai trò gửi và nhận tin nhắn, không phải thiết bị phụ trợ.

Những nhược điểm của RCS: có hai điểm trừ lớn nhất khi Google tự mình triển khai tin nhắn RCS.

Ít nhất hiện nay, RCS vẫn chưa được mã hóa end-to-end. Điều này có nghĩa tin nhắn giữa người dùng và đối tác có thể bị bên thứ ba đọc được khi đang chuyển đi, có thể bởi các máy chủ của Google, các nhà mạng hoặc các hacker.

Dù vậy, Google hứa rằng việc mã hóa end-to-end sẽ có mặt trong thời gian tới. Họ cũng hứa rằng sau khi tin nhắn được gửi và người nhận đã nhận được, nó sẽ được xóa khỏi máy chủ Google. Cho dù không tốt bằng mã hóa, nhưng dù sao đây cũng là khởi đầu.

Điểm trừ thứ hai của nó cũng tương tự như iMessage của Apple, đó là Google sẽ kiểm soát các tin nhắn. Với hơn 2 tỷ thiết bị Android trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó là smartphone, và thông qua hệ thống RCS, Google có thể kiểm soát đến 75% tổng lượng liên lạc giữa các thiết bị liên lạc trên toàn cầu.

Hiện mới chỉ có hai nơi trên thế giới có RCS là Anh và Pháp. Theo Google, họ đang thử nghiệm Chat trên những khu vực tương đối nhỏ để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng như kế hoạch. Sau đó, tất nhiên, họ sẽ triển khai dịch vụ mới sang các khu vực khác trên thế giới.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).