Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét Thông Qua Nhịp Tim

01 Tháng Bảy 20196:00 SA(Xem: 4483)
Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét Thông Qua Nhịp Tim
Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét

Cũng giống như các dấu vân tay đặc trưng, mọi người đều có một nhịp tim đặc trưng và ý tưởng đó đang truyền cảm hứng cho thiết bị xác định danh tính mới nhất của quân đội Mỹ.

Theo báo cáo của Technology Review, dựa vào yêu cầu của các lực lượng hoạt động đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ đã sử dụng nguyên tắc để phát triển một thiết bị laser hồng ngoại, có khả năng xác định danh tính chiến binh địch từ xa bằng cách dựa vào nhịp tim đặc trưng của họ.

Thiết bị mới của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên Jetson, sử dụng phương pháp đo độ rung không tiếp xúc bằng laser (kỹ thuật laser vibrometer) để phát hiện các chuyển động trên bề mặt da, do nhịp tim người gây ra. Thiết bị là một ứng dụng dựa trên các công nghệ hiện tại, vốn đang được sử dụng trên các thiết bị đo độ rung từ xa đối với các kết cấu đặc biệt, như tuabin cánh quạt gió. Thiết bị laser được cho có thể xuyên qua quần áo và đạt được độ chính xác đến 95% cho khả năng nhận dạng trong khoảng cách từ 200 mét trở lại, và nó có khả năng mở rộng khoảng cách lên xa hơn.

Steward Remaly, quan chức quốc phòng trong Văn phòng Công nghệ hỗ trợ Hoạt động chống Khủng bố của Lầu Năm Góc, nói với trang Technology Review: “Tôi không nói rằng chúng ta có thể làm vậy trong không gian, nhưng từ khoảng cách xa hơn là điều hoàn toàn có thể”. Công nghệ mới hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Thiết bị laser không thể xuyên qua các lớp quần áo dầy và mục tiêu phải ngồi hoặc đứng im một chỗ thì việc nhận diện mới hiệu quả. Thiết bị mất khoảng 30 giây để đọc được danh tính của mục tiêu. Ngoài ra cũng cần phải tạo ra một cơ sở dữ liệu về tín hiệu nhịp tim.


Nếu bỏ qua các giới hạn trên, việc xác định danh tính từ xa bằng nhịp tim sẽ bổ sung thêm một phương pháp bảo mật sinh trắc học mới, bên cạnh các phương pháp khác như quét võng mạc, nhận diện gương mặt hoặc dấu vân tay, vốn đang có ngày càng nhiều vai trò trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ hiện nay, nhiều smartphone đang sử dụng cả các biện pháp bảo mật định danh thông qua dấu vân tay và giọng nói.

Dù Jetson vẫn còn lâu mới đạt đến mức độ hoàn hảo, việc xác định danh tính từ xa qua nhịp tim mang đến một số ưu thế so với những phương pháp xác định danh tính truyền thống khác. Ví dụ, tín hiệu nhịp tim của một ai đó sẽ không thể bị chỉnh sửa giống như gương mặt hoặc dấu vân tay. Đại diện phòng Công nghệ Hỗ trợ chống khủng bố giải thích: “Việc có thể đo đạc được các tín hiệu nhịp tim đặc trưng của một cá nhân trong khoảng cách xa sẽ bổ sung thêm khả năng nhận dạng sinh học khi các điều kiện môi trường và các thay đổi trên diện mạo gương mặt có thể ngăn cản khả năng sử dụng hệ thống nhận diện gương mặt”

Văn phòng cũng nhấn mạnh rằng những thay đổi rất đơn giản đối với ngoại hình của một người, như râu tóc, kính râm hoặc mũ, có thể khiến các công cụ nhận dạng sinh trắc học từ xa trở nên vô dụng, nhưng việc che giấu nhịp tim đặc trưng của mỗi người lại là điều khó khăn hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).