Du Khách Đến Trung Quốc Bị Thu Thập Dữ Liệu Kể Cả Khi Đã Về Nhà

05 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 5409)
Du Khách Đến Trung Quốc Bị Thu Thập Dữ Liệu Kể Cả Khi Đã Về Nhà
Du Khách Đến Trung Quốc Bị Thu Thập Dữ Liệu Kể Cả Khi Đã Về Nhà

Khoảng đầu tháng 07/2019, trang The Guardian đưa tin, ứng dụng giám sát được cài đặt trên thiết bị của du khách đến Trung Quốc đáng lẽ phải bị gỡ bỏ bởi các sĩ quan biên phòng. Nhưng lỗi kỹ thuật đã cho phép các ứng dụng Trung Quốc tiếp tục thu thập thông tin từ điện thoại khách du lịch kể cả khi đã trở về nhà.

Kỹ thuật thiết kế ngược bản sao của ứng dụng được tìm thấy trên điện thoại du khách bởi Süddeutsche Zeitung, Ruhr-University Bochum và công ty an ninh mạng Đức Cure53. Mã phần mềm được tìm thấy là CellHunter, nhưng biểu tượng xuất hiện trên điện thoại có tên tiếng trung 蜂采 (Fēng cǎi - những con ong thu thập phấn hoa). Không giống với một số công nghệ tiên tiến đang được cơ quan chức năng Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân, ứng dụng không có thiết kế tinh vi. Trước khi cảnh sát biên giới Trung Quốc có thể cài đặt và kích hoạt nó, người dùng (khách du lịch) phải mở khóa và giao nộp điện thoại.

Theo dõi khách du lịch

Ứng dụng có hai chức năng chính: trích xuất thông tin cá nhân từ điện thoại người dùng và tìm kiếm tập tin đáng ngờ. Phân tích cho thấy ứng dụng thu thập email, số liên lạc, tin nhắn SMS, số nhận dạng tài khoản truyền thông xã hội và thông tin chi tiết về thiết bị. Thông tin được lấy và lưu trữ trên máy chủ thuộc mạng nội bộ của cảnh sát biên giới Trung Quốc.

Phần mềm dường như không thu thập thông tin chi tiết về các địa điểm trước đây điện thoại từng có mặt, chỉ có chi tiết về tháp di động gần đây nhất mà nó đã kết nối. Không có bằng chứng cho thấy ứng dụng theo dõi chuyển động điện thoại. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các số nhận dạng trên thiết bị đã được trích xuất kết hợp với chi tiết hộ chiếu, nhà nước Trung Quốc có thể theo dõi khách du lịch thông qua những kết nối trong tương lai với các tháp điện thoại di động.


Fēng cǎi tìm kiếm một chiếc điện thoại dựa trên danh sách hơn 70,000 tập tin. Các tập tin có thể chứa nội dung mà nhà nước Trung Quốc cho là đáng ngờ, dưới những định dạng MP3, tài liệu và hình ảnh. Mỗi tập được xác định bởi kích thước tính bằng byte và “hàm băm” (hash), một loại dấu vân tay kỹ thuật số cho phép xác định mỗi tập tin là duy nhất. Ứng dụng tìm kiếm các tập có cùng kích thước, sau đó tạo dấu vân tay cho tập đó.

Nếu cả kích thước tập tin và dấu vân tay đều khớp với thứ gì đó trong danh sách cấm, ứng dụng sẽ xác nhận có tài liệu “đen”. Sử dụng cơ sở dữ liệu băm tập tin, kỹ thuật thiết kế ngược có thể cho thấy chính quyền Trung Quốc đang tìm kiếm điều gì.

Phát triển tại Nam Kinh

Trong mẫu thu được, hầu hết tập tin bị tìm kiếm là tài liệu cực đoan như Dabiq và Inspire, các tạp chí tuyên truyền do Isis và al-Qaeda sản xuất. Tuy nhiên, cũng có những nội dung khác nhà nước Trung Quốc không mong muốn. Theo The Guardian, phần mềm dường như được phát triển tại Nam Kinh bởi chi nhánh công ty mạng liên kết nhà nước Trung Quốc Fiberhome Networks. Ngoài ra, ứng dụng đang được sử dụng tại cửa khẩu biên giới giữa Tân Cương và Kyrgyzstan.

Sau khi kết thúc chuyến du lịch, nếu trên điện thoại du khách không có gì liên quan đến nội dung cấm, cảnh sát biên giới Trung Quốc có nhiệm vụ gỡ cài đặt ứng dụng và trả lại thiết bị cho chủ sở hữu. Việc sử dụng ứng dụng đã được phát hiện khi cảnh sát không gỡ cài đặt nó trên một số điện thoại của khách du lịch. Sau đó khi trở về nhà, du khách phát hiện ra phần mềm vẫn còn trên máy và tiếp tục thu thập dữ liệu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).