Nồng Độ CO2 Ngày Càng Cao Khiến Nhiệt Độ Toàn Cầu Vẫn Đang Gia Tăng

05 Tháng Bảy 20192:00 SA(Xem: 6088)
Nồng Độ CO2 Ngày Càng Cao Khiến Nhiệt Độ Toàn Cầu Vẫn Đang Gia Tăng
Nồng Độ CO2 Ngày Càng Cao Khiến Nhiệt Độ Toàn Cầu Vẫn Đang Gia Tăng

Khoảng đầu tháng 07/2019, theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà máy nhiệt điện, ngành công nghiệp, các tòa nhà và xe hơi trên Trái Đất đã thải ra lượng CO2 đủ để đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1.5 độ C sớm hơn dự kiến.

Các cơ sở hạ tầng và nguồn phát thải CO2 nếu vẫn còn tiếp tục hoạt động sẽ thải ra hơn 650 tỷ tấn CO2, con số quá đủ để khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt qua ngưỡng giới hạn 1.5 độ C.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi nhiều quốc gia vẫn đang duy trì kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than trong tương lai. Dự kiến, các nhà máy mới sẽ thải ra thêm khoảng 200 tỷ tấn CO2 vào bầu khí quyển. Theo kết luận của nhà nghiên cứu Dan Tong thuộc Đại học California và các đồng nghiệp khác từ Đại học Tsinghua (Trung Quốc), Đại học Stanford và nhóm giám sát ngành công nghiệp CoalSwarm: “Mức 1.5 độ C chỉ có thể giữ được với điều kiện các cơ sở hạ tầng mới không phát thải thêm hoặc tiếp tục duy trì hoạt động”

Theo dữ liệu của Dự án Carbon Toàn Cầu  công bố hồi năm 2017, thế giới hiện đang thải ra hơn 36 tỷ tấn CO2 hàng năm từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Bên cạnh đó còn có khoảng 5 tỷ tấn CO2 từ hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là nạn phá và đốt rừng. Như vậy tổng cộng mỗi năm con người đang thải vào bầu khí quyển hơn 41 tỷ tấn CO2.

Ước tính mới nhất cho thấy, nếu muốn hạn chế nhiệt độ toàn cầu đạt ngưỡng 1.5 độ C vào cuối thế kỷ 21 với xác suất thành công khoảng 50-66%, chúng ta chỉ phải duy trì mức phát thải CO2 dao động trong khoảng từ 420-580 tỷ tấn và không được vượt ngưỡng. Nhưng mức phát thải hiện tại, thời gian đạt ngưỡng 1.5 độ C sẽ chỉ cần khoảng 10-14 năm tiếp theo.

Trong khi đó nếu để không vượt qua ngưỡng 2 độ C, con người sẽ phải duy trì lượng phát thải trong khoảng 1,170-1,500 tỷ tấn CO2. Mức phát thải tương đương với khoảng thời gian 28-36 năm tiếp theo. Nhưng điều đáng quan tâm là dù lượng khí thải có xu hướng giảm cách đây vài năm trước nhưng nó đang tăng trở lại.

Ken Caldeira, giáo sư tại Viện khoa học Carnegie thuộc Đại học Stanford, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, khoảng một thập kỷ trước ông và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tương tự. Thời điểm đó, họ tin rằng, nhiệt độ toàn cầu chỉ có thể đạt 1.2  độ C vào cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên, chỉ sau 10 năm, mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng xấu dần khi nguồn phát thải CO2 ngày càng nhiều hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng Trung Quốc đang chiếm tới 41% tổng lượng khí thải CO2. Trong khi đó Mỹ và Châu Âu chỉ chiếm lần lượt 9% và 7%. Một điều khá lạ là Mỹ và các nước phương Tây có lịch sử phát thải khí nhà kính lâu hơn nhiều so với Trung Quốc. Con số bất ngờ được lý giải bởi cơn khát năng lượng của Trung Quốc – quốc gia đang sở hữu số lượng nhà máy nhiệt điện khổng lồ và trong tương lai, con số sẽ có nhiều hơn nữa. Với việc xây dựng liên tục các nhà máy nhiệt điện mới trong suốt 15 năm qua, không khó hiểu khi lượng khí thải của Trung Quốc lại nhiều hơn cả các nước phương Tây đang nỗ lực chuyển hướng sang năng lượng xanh.

Elmar Kriegler, một nhà khoa học tại Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức cho biết, các nhà máy nhiệt điện than và công nghiệp nặng ở Trung Quốc đang góp phần khiến cho biến đổi khí hậu thêm trầm trọng. Nó không chỉ thuc đẩy lượng CO2 trên toàn cầu mà sẽ chịu trách nhiệm cho hơn một nửa lượng khí thải trong tương lai. Nếu chiến lược xây dựng nhà máy nhiệt điện than tiếp tục nở rộ tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ hay Đông Nam Á, thật khó để thế giới có thể duy trì được mức nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 2 độ C vào cuối thế kỷ 21.

Dù vậy, Kriegler cho rằng, việc khẳng định đã quá muộn để ngăn sự nóng lên toàn cầu vượt ngưỡng 1.5 độ C của nhóm nghiên cứu là chưa chính xác hiện nay. Mọi thứ vẫn còn quá sớm để kết luận. Để đảo ngược lại các tác động, chúng ta sẽ cần phải giải tán các nhà máy nhiệt điện và các nguồn gây ô nhiễm càng sớm càng tốt.

Thay vào đó, các quốc gia phải tích cực đẩy mạnh sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời,… Đồng thời, giới khoa học cũng cần tích cực phát triển các cỗ máy thu giữ CO2 quy mô lớn hơn. Hiện nay, dù đã có nhiều công nghệ thu giữ CO2 nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng ở mức độ nhỏ lẻ ở một số quốc gia.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).