Ủy Ban Châu Âu Chính Thức Phạt Qualcomm 272 Triệu USD Vì Bán Phá Giá Chip 3G

19 Tháng Bảy 20192:00 SA(Xem: 4918)
Ủy Ban Châu Âu Chính Thức Phạt Qualcomm 272 Triệu USD Vì Bán Phá Giá Chip 3G
Ủy Ban Châu Âu Chính Thức Phạt Qualcomm 272 Triệu USD

Khoảng giữa tháng 07/2019, Ủy ban Châu Âu (EC) chính thức đưa ra mức phạt 272 triệu USD đối với Qualcomm về một vụ việc chống độc quyền xảy ra từ gần 10 năm trước. Theo phán quyết từ EC, giai đoạn 2009 - 2011, Qualcomm đã cố tình bán phá giá chip 3G nhằm đẩy đối thủ là Icera, một hãng làm phần mềm di động của Anh hiện đã về tay Nvidia, ra khỏi thị trường.

Margrethe Vestager - Ủy viên Ủy ban cạnh tranh thuộc EC cho biết: “Hành vi chiến lược của Qualcomm đã ngăn chặn sự cạnh tranh và đổi mới trên thị trường và nó hạn chế những lựa chọn có sẵn đối với người tiêu dùng trong một lĩnh vực mà với nhu cầu và tiềm năng cải tiến công nghệ rất lớn”. Vào năm 2009 - 2011, Qualcomm đã đưa ra giá bán cực thấp đối với chip 3G được sử dụng trên các thiết bị phát 3G di động. Một cuộc điều tra được Ủy ban Châu Âu thực hiện đã phát hiện ra Qualcomm đã bán chip 3G với mức giá thấp hơn cả giá sản xuất cho hãng làm thiết bị như Huawei và ZTE từ đó khiến đối thủ mới nổi Icera không thể cạnh tranh. EC nói rằng hành vi phá giá của Qualcomm là "có chủ đích" và điều này "cho phép Qualcomm tác động tiêu cực tối đa lên hoạt động kinh doanh của Icera."

Khoản phạt 272 triệu USD chiếm chỉ 1.27% doanh thu của Qualcomm tính theo năm 2018 và thực tế đã được EC cấn nhắc bởi hành vi của Qualcomm đã chấm dứt từ năm 2011. Nó như một lời cảnh cáo rằng mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh như vậy sẽ được chú ý nhiều hơn trong tương lai.

Đối với Icera, mọi thứ đã quá trễ để có thể giúp hãng tồn tại. Icera được Nvidia mua lại vào năm 2011 với hy vọng tích hợp modem di động vào vi xử lý Tegra nhưng không thành công. Năm 2015, Nvidia đã rút khỏi thị trường modem - một thị trường khó nhằn đối với nhiều hãng kể cả những tên tuổi lớn như Intel.

Qualcomm cho biết công ty sẽ kháng cáo và nói rằng "điều này không được hỗ trợ bởi luật pháp, các nguyên tắc kinh tế hoặc thực tế thị trường."

Năm 2018, EC đã từng phạt Qualcomm 997 triệu EUR (khoảng 1.1 tỷ USD) vì hành vi trả tiền cho Apple để khiến hãng chỉ sử dụng chip của Qualcomm trên iPhone và chiến thuật đi cửa sau góp phần khiến Intel bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chơi modem di động, đến độ phải rao bán mảng modem vốn đã được đầu tư không nhỏ.

Qualcomm cũng đã bị các cơ quan quản lý khác nhắm đến vì hoạt động kinh doanh của hãng. Hồi tháng 05/2019, Qualcomm đã thua trong một vụ kiện chống độc quyền được khởi xướng bởi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) Hoa Kỳ.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).