Tổng Thống Trump Hội Đàm Với Các CEO Công Nghệ Về Vấn Đề Huawei

24 Tháng Bảy 20194:00 SA(Xem: 5285)
Tổng Thống Trump Hội Đàm Với Các CEO Công Nghệ Về Vấn Đề Huawei
Tổng Thống Trump Hội Đàm Với Các CEO Công Nghệ Về Vấn Đề Huawei

Khoảng cuối tháng 07/2019, tổng thống Donald Trump đã có cuộc hội đàm với các nhà điều hành của 7 công ty công nghệ lớn tại Nhà Trắng, nhằm thảo luận về vấn đề Huawei, chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại tiếp theo với Trung Quốc. Nhìn chung, các vị CEO đều tán thành chính sách an ninh của Mỹ và sắp tới các hãng sẽ có thể giao thương với Huawei theo dạng "timely licensing" – hiện chưa có thông tin chi tiết về dạng cấp phép mới, nhưng có thể là có thời hạn hoặc dựa theo từng thời điểm.

Cuộc hội đàm có sự góp mặt của Sunda Pichai (CEO Alphabet), Chuck Robbins (CEO Cisco), Robert (Bob) Swan (CEO Intel), Sanjay Mehrotra (CEO Micron), Stephen Milligan (CEO Western Digital), Steven Mollenkopf (CEO Qualcomm) và Hock Tan (CEO Broadcom). Thông báo từ Nhà Trắng cho biết: "Các vị CEO đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chính sách của tổng thống, bao gồm các hạn chế về an ninh quốc gia đối với hoạt động mua và bán trang thiết bị viễn thông của Hoa Kỳ với Huawei. Các vị CEO yêu cầu Bộ thương mại (DOC) đưa ra các quyết định 'cấp phép theo thời điểm (hoặc có thời hạn - thông tin chưa cụ thể)' và tổng thống đã đồng ý. Nhóm cũng lạc quan về tiến trình đổi mới và triển khai 5G của Hoa Kỳ."

Chi tiết về chính sách mới vẫn chưa được tiết lộ. Ở cuộc hội đàm, các nhà điều hành đã bày tỏ sự không hài lòng đối với bộ trưởng Bộ thương mại Hoa Kỳ - Wilbur Ross vì không cung cấp các chỉ dẫn cụ thể về chính sách được đưa ra. Các quan chức khác như cố vấn kinh tế Nhà Trắng - Larry Kudlow và bộ trưởng Bộ tài chính - Steven Mnuchin cũng tham gia cuộc họp. Wilbur Ross chỉ cho biết: "Bộ thương mại sẽ cấp các giấy phép nếu không có mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia."

Trong số những người tham gia, giám đốc điều hành Micron - Sanjay Mehrotra chia sẻ: "Các chính sách được đưa ra nhằm đảm bảo hoạt động thương mại mở và công bằng trên một sân chơi bình đẳng là điều cần thiết đối với vai trò dẫn đầu về công nghệ của Hoa Kỳ cũng như sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu”. Huawei là khách hàng lớn nhất của hãng làm chip nhớ Micron và công ty vừa khôi phục hoạt động chuyển giao một số sản phẩm cho công ty Trung Quốc hồi tháng 06/2019.

Trong khi đó, Intel bày tỏ: "Chúng tôi thường xuyên hợp tác với chính quyền về các vấn đề quan trọng đối với Intel cũng như ngành công nghiệp mà chúng tôi đang hoạt động. Chúng tôi đánh giá cao việc tham gia cùng các vị đồng nghiệp tại cuộc hội đàm tại Nhà Trắng và được chia sẻ quan điểm của Intel về các vấn đề kinh tế bao gồm cả tình hình thương mại hiện tại với Trung Quốc đã tác động như thế nào đến ngành công nghiệp bán dẫn vốn rất quan trọng của Hoa Kỳ."

Trước đó, tổng thống Trump đã gợi ý sẽ nới lỏng các hạn chế giao thương với Huawei trong một nỗ lực định hướng cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc. Ông cũng tuyên bố hoạt động kinh doanh giữa một số công ty Mỹ và Huawei sẽ có thể được phục hồi sau khi gặp chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 06/2019 ở Hội nghị thượng đỉnh G20. Động thái của ông Trump khiến nhiều người ngạc nhiên và được coi là một sự nhượng bộ đáng kể, vì trước đó ông không ngừng chỉ trích Huawei cũng như vận động các nước đồng minh không sử dụng sản phẩm Huawei trên hạ tầng mạng 5G.

Tổng thống Trump từng nói tại G20 rằng: “Các công ty Mỹ có thể bán trang thiết bị cho Huawei” vì Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng lớn nông sản từ Mỹ. Giới chức bao gồm nhiều nghị sĩ lưỡng viện đã lập tức nhắc lại rằng sẽ không đồng ý cấp giấy phép thương mại cho các sản phẩm tiềm năng gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Thực tế, điều này có nghĩa giấy phép có khả năng được cấp duy nhất là dành cho các mặt hàng được trao đổi tự do trên thị trường toàn cầu, chẳng hạn như các công nghệ bán dẫn cũ mà Huawei có thể mua tại EU.

Các công ty công nghệ Mỹ đặc biệt là các hãng làm bán dẫn vẫn đang thúc giục giới chức thực hiện lời hứa hẹn của tổng thống Trump nhằm giảm bớt các hạn chế trong việc bán chip và các công nghệ khác cho Huawei. Kể từ khi bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen, lệnh cấm đã khiến nhiều công ty đang làm ăn với Huawei phải ngưng mọi hoạt động, Google ngưng hỗ trợ Huawei từ phương diện phần cứng đến phần mềm Android, Intel và Qualcomm cũng thực hiện động thái tương tự là yêu cầu các nhân viên ngưng các dự án và hoạt động kinh doanh với Huawei, chờ chỉ dẫn tiếp theo.

Tuy nhiên, khi vấn đề vẫn chưa ngã ngũ, trang Washington Post lại đưa báo cáo rằng Huawei đang giúp Triều Tiên xây dựng và duy trì mạng không dây thương mại. Huawei rất có khả năng lại phải đối mặt bão chỉ trích và rơi vào thế bất lợi vì trước đó hãng bị buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran khi bí mật bán công nghệ đồng thời đánh cắp các tài sản trí tuệ của Mỹ. Huawei hiện vẫn luôn một mực chối bỏ các cáo buộc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).