Kyocera Chuyển Sản Xuất Từ Trung Quốc Sang Việt Nam Để Né Thuế Của Mỹ
05 Tháng Tám 20195:00 SA(Xem: 3388)
Khoảng đầu tháng 08/2019, hãng Kyocera tuyên bố sẽ chuyển việc sản xuất các máy in đa chức năng và máy photocopy dành cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam – một động thái được xem như để né tránh thuế quan Mỹ.
Hideo Tanimoto, chủ tịch Kyocera, chia sẻ với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ chuyển đổi việc sản xuất giữa các nhà máy của Trung Quốc và các nhà máy của Việt Nam”. Các máy in đa chức năng được sản xuất tại Trung Quốc chủ yếu được đưa tới Mỹ, trong khi những máy in sản xuất tại Việt Nam chủ yếu hướng đến thị trường Châu Âu.
Quyết định mới được đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc và được công bố sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đăng dòng tweet về dự định áp thêm thuế quan mới cho hàng hóa Trung Quốc. Các máy in đa chức năng cũng nằm trong danh mục 300 tỷ USD hàng hóa sẽ bị tăng thuế 10% vào ngày 01/09/2019.
Việc di dời hoạt động sản xuất sẽ được thực hiện trong năm tài chính hiện tại đến tháng 03/2020, nhưng hãng sẽ mất thêm thời gian để điều chỉnh việc mua sắm nguyên vật liệu và các quá trình khác. Chi phí của hoạt động có thể lên tới hàng tỷ Yên (1 tỷ Yên tương đương khoảng 9.2 triệu USD).
Hoạt động kinh doanh giải pháp tài liệu của Kyocera mang lại khoảng 375 tỷ Yên doanh thu trong năm tài chính trước đó, với khoảng 20% trong đó đến từ thị trường Mỹ. Khi được hỏi về tác động của chiến tranh thương mại đối với hoạt động kinh doanh, ông Tanimoto bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về nền kinh tế Trung Quốc. Ông cho biết: “Tác động từ suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ còn lớn hơn cả các mức thuế quan bổ sung. Nếu vòng thuế quan thứ tư đối với hàng hóa Trung Quốc được áp dụng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng”.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.