Hơn 12 Tỷ Tấn Băng Bị Tan Chảy Ở Greenland Trong Một Ngày
06 Tháng Tám 20191:00 SA(Xem: 4233)
Theo các chuyên gia, sự kiện tan chảy diễn ra tại Greenland có diễn biến tương tự như đợt băng tan chảy lịch sử diễn ra vào năm 2012. Josh Willis - nhà khoa học của NASA chuyên nghiên cứu về sông băng tan chảy Greenland cho biết: “Không có gì ngạc nhiên khi Greenland tiếp tục lập kỷ lục về khối lượng băng tan chảy khi nhiệt độ liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua. Toàn bộ hành tinh đang phải hứng chịu ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu và Bắc Cực đang là nơi chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất khi nhiệt độ liên tục tăng cao”
Zack Labe, một nhà khoa học nghiên cứu về khí tượng từ Đại học California nói rằng các mô hình khí hậu từ những năm 1970 đã tiên đoán sự nóng lên nhanh chóng ở Bắc Cực mà chúng ta đang thấy hiện nay. Theo các nhà khoa học, sự kiện tan chảy lần sẽ có thể diễn ra lớn hơn dự kiến và vượt xa những lần ghi nhận trước đó nếu lượng khí thải nhà kính không suy giảm.
Theo dữ liệu từ Viện Khí tượng Đan Mạch, có hơn 10 tỷ tấn bắng tính trên diện tích bề mặt đang dần bị tan chảy vào ngày 31/07/2019. Tốc độ tan chảy ở Greenland đang diễn ra một cách cực đoan trong suốt 20 năm qua, những nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ tan chảy ngày 31/07 có thể được ghi nhận là lần có tốc độ nhanh nhất trong hàng nghìn năm qua.
Thực tế, mực nước biển tại Greenland đang dần tăng cao qua các năm khi khối lượng băng tan luôn lớn hơn lượng tuyết rơi kể từ những năm 1990. Ngoài ra, không chỉ riêng Greenland đang phải chứng kiến sự tan chảy chưa từng thấy, toàn khu vực Bắc Cực cũng đang phải trai qua thời kì biển băng bị tan chảy và khối lượng băng được ghi nhận thấp nhất trong hàng trăm năm qua.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.