Hàng Chục Triệu Điện Thoại Android Có Thể Đã Bị Cài Sẵn Malware
13 Tháng Tám 201912:00 SA(Xem: 3058)
Khoảng đầu tháng 08/2019, theo nhóm nghiên cứu bảo mật của Google, rất có thể hàng chục triệu điện thoại Android đã bị cài sẵn phần mềm gián điệp ngay tại xưởng sản xuất, chứ không phải đến lúc người dùng cài nhầm ứng dụng độc hại được giấu bên trong các ứng dụng phân phối trên Google Play Store hay các cửa hàng của bên thứ ba.
Điều này đặc biệt nguy hiểm vì tuyệt đại đa số người dùng đều tin tưởng rằng máy mới mua là hoàn toàn “sạch sẽ”. Thực tế không phải vậy, một chiếc smartphone Android có thể được cài tới… 400 ứng dụng của hãng, rất nhiều trong số đó người dùng không bao giờ sử dụng. Vì không phân phối qua Google Play Store nên chúng hoàn toàn không được kiểm tra kỹ lưỡng, người dùng lại không biết ngoài tính năng được quảng bá, những ứng dụng đó có được cài cắm mã độc nào bên trong hay không.
Cách này khiến cho những kẻ muốn trục lợi thực hiện hành vi dễ dàng hơn nhiều. Thay vì lừa người dùng cài ứng dụng, chúng chỉ cần lừa để hãng điện thoại cài luôn vào hàng triệu thiết bị mà họ sản xuất ra hàng ngày. Google không công bố tên các hãng điện thoại bị ảnh hưởng, nhưng cho biết hơn 200 thương hiệu điện thoại mà hãng thử nghiệm đều phát hiện được malware ẩn trong ứng dụng cài đặt sẵn. Trong đó, một malware tên Chamois đã được phát hiện trên 7.4 triệu thiết bị, hiển thị quảng cáo lừa đảo, tự cài ứng dụng chạy nền, plugin... Trong khoảng thời gian từ 03/2018 đến tháng 03/2019, nhờ nỗ lực của Google, số lượng máy nhiễm Chamois đã giảm từ 7.4 triệu xuống còn 700,000 thiết bị.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.