Samsung Đang Dần Chuyển Từ Công Nghệ Màn Hình LCD/LED Sang Dòng TV QD-OLED
20 Tháng Tám 20195:00 SA(Xem: 3386)
Tính đến tháng 08/2019, Samsung vẫn là một trong những nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới, với công nghệ màn hình QLED. Khác với các nhà sản xuất khác, Samsung không sử dụng tấm nền OLED trên TV, mà sử dụng tấm nền LCD/LED kết hợp với công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dot). Do đó, nó được gọi là màn hình QLED, trong khi đó màn hình OLED chỉ được Samsung sử dụng trên những thiết bị di động như smartphone.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới của Korea Herald, Samsung đã cắt giảm các dây chuyền sản xuất tấm nền LCD/LED của mình, do nhu cầu không còn cao và lợi nhuận cũng đã sụt giảm. Nhà máy tại Hàn Quốc của Samsung Display đã từng đạt sản lượng 250,000 tấm nền LCD/tháng, nhưng hiện đã giảm xuống còn 90,000 và sắp tới sẽ chỉ còn 30,000 tấm nền/tháng.
Để thay thế cho màn hình LCD, Samsung đã phát triển một công nghệ mới có tên là Quantum Dot OLED (QD-OLED). Đây là sự kết hợp giữa công nghệ chấm lượng tử và màn hình OLED, để trở thành giải pháp hiển thị tối ưu nhất. Ông Lee Dong-hoon, Giám đốc điều hành Samsung Display, xác nhận những tấm nền QD-OLED đầu tiên sẽ sớm được ra mắt. Nhưng ông không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về thời điểm, cũng như sản phẩm nào.
Công nghệ tấm nền QD-OLED cũng giống với OLED, không sử dụng đèn nền như tấm nền LCD/LED truyền thống. Thay vào đó sử dụng các chấm lượng tử màu xanh dương (Blue), có khả năng chuyển đổi thành màu đỏ (Red) và xanh lá cây (Green), giúp giảm điện năng tiêu thụ và tái tạo màu sắc chân thực hơn.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.