Giấc mơ chinh phục vũ trụ, trước mắt là sao Hỏa của NASA có thể sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD của Mỹ. Jeff DeWit, CFO của NASA, khẳng định nước Mỹ muốn thấy cờ của mình ở trên sao Hỏa đầu tiên chứ không phải là 1 nước nào khác.
Theo ước tính ban đầu của NASA, nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa sẽ tốn khoảng hơn 200 triệu USD, nhưng trên thực tế con số có thể lên đến 1 nghìn tỷ và nhiều hơn. Theo lý thuyết, NASA cũng có thể phối hợp với các quốc gia khác, ứng cứ viên sáng giá là Trung Quốc, để chia sẻ bớt gánh nặng về tài chính nhưng các điều luật của Mỹ cấm NASA được hợp tác theo kiểu gọi chia sẻ tiền như vậy từ bất kì quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại.
Mục tiêu chính thức hiện tại của NASA theo ý muốn của chính quyền ông Trump là đưa người trở lại Mặt trăng, họ cũng đang triển khai nhiệm vụ có tên Artemis với dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024. Nhưng với NASA, họ muốn tiến xa hơn, và dự án Artemis sẽ là bước đầu để họ có các bước tiếp theo trong việc chinh phục sao Hỏa. Nếu bỏ qua vấn đề tài chính, trở ngại lớn nhất của NASA và tất cả các cơ quan nghiên cứu vũ trụ vào thời điểm hiện tại là đưa ra câu trả lời cho việc con người sẽ sống và làm việc ở trong vũ trụ trong 1 thời gian dài như thế nào, chưa kể đến việc sinh sống tại 1 thế giới khác biệt với Trái đất.
Thực tế, nếu NASA được mở cửa để hợp tác với các quốc gia khác, sẽ là điều tốt nhất. Ví dụ hùng hồn nhất về sự thành công của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vũ trụ chính là trạm không gian quốc tế ISS khi 15 quốc gia chỉ cần góp 1 phần trong tổng trị giá 150 triệu USD của trạm là đã có 1 phòng siêu thí nghiệm.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã có nhiều bước tiến vượt bậc về khoa học vũ trụ, nhất là khi họ phóng thành công và hạ cánh tàu vào vùng tối của Mặt trăng. Nếu có thể hợp tác với Trung Quốc, NASA sẽ bớt gánh nặng tài chính. Nhưng để làm được điều đó, họ phải được sự thông qua của Quốc hội, điều không thể có, vì vào năm 2011 những nhà lập pháp để bỏ phiếu siết cực chặt sự hợp tác giữa NASA và trung tâm vũ trụ Trung Quốc CNSA.
Cuộc chạy đua công nghệ vũ trụ có thể sẽ tiêu tốn cực kỳ nhiều tiền từ các nước tham gia vì ai cũng muốn mình là người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa. Nhiều nhà khoa học cho rằng nếu các nước cứ hoạt động riêng lẻ chỉ để được cắm lá cờ nước mình lên trước, sẽ là 1 sự phung phí tiền bạc khủng khiếp, và để vươn ra xa hơn vào vũ trụ, các nước bắt buộc phải hợp tác cùng với nhau.
Một lựa chọn khác cho NASA là hợp tác với các công ty tư nhân như SpaceX của Elon Musk. Theo Musk, ông sẽ khẳng định khả năng của SpaceX bằng cách hạ cánh lên Mặt trăng trong dự án 2024, và đây sẽ là cách thuyết phục nhất để NASA có thể quyết định hợp tác với công ty của mình hay sẽ tìm các đối tác khác ở Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn