
Thời gian qua, Deepfake đã chứng tỏ nó là một công cụ có phần nguy hiểm và có thể bị lợi dụng vào mục đích xấu, thay vì trình diễn khả năng của AI trong tương lai (như vụ kẻ gian lừa đảo hơn 240,000 USD nhờ cuộc gọi giả giọng CEO bằng Deepfake). Vì thế Facebook, cùng Microsoft và Partnership on AI và các trường đại học lớn trên thế giới đang triển khai một chương trình, qua đó thưởng khoản tiền lên đến 10 triệu USD cho những người có thể phát triển được công nghệ hoặc ứng dụng giúp con người nhận diện nội dung được tạo ra từ Deepfake dễ dàng hơn.
Chương trình treo thưởng được gọi là Deepfake Detection Challenge, được các học giả và trường đại học hỗ trợ, như Cornell Tech, MIT, Oxford, UC Berkeley, đại học Albany-SUNY, đại học Maryland… Nó sẽ có cả bảng xếp hạng những công nghệ được các sinh viên hoặc nhà nghiên cứu tạo ra, để xem công nghệ nào có hiệu quả cao nhất.
Những người muốn tham gia cũng sẽ được cung cấp dữ liệu nguồn từ Facebook và Microsoft, cùng một phiên bản Deepfake do chính họ tự tạo ra, sẽ được công bố tại hội thảo NeurIPS vào tháng 12/2019 tại Vancouver, Canada. Mike Schroepfer, giám đốc công nghệ của Facebook cho biết, bộ dataset sẽ không chứa dữ liệu của người dùng mạng xã hội, mà thay vào đó sẽ bỏ tiền thuê diễn viên chuyên nghiệp để đóng và tạo ra dữ liệu nghiên cứu.
Gửi ý kiến của bạn