
Image Credit & Copyright: Bray Falls
Tại sao nó lại có tên là Tinh Vân Trái Tim? Đầu tiên, tinh vân phát xạ lớn IC 1805 trông hoàn toàn giống như trái tim của con người. Tinh vân phát sáng rực rỡ dưới ánh sáng đỏ phát ra từ nguyên tố nổi bật nhất của nó: hydro. Ánh sáng đỏ và hình dáng lớn hơn là từ một nhóm nhỏ các ngôi sao gần trung tâm của tinh vân. Ở giữa Tinh Vân Trái Tim là những ngôi sao trẻ từ cụm sao mở Melotte 15 đang làm mòn một số cột bụi đẹp như tranh vẽ với ánh sáng và gió mạnh. Cụm sao mở chứa một vài ngôi sao sáng có khối lượng gần gấp 50 lần Mặt Trời, nhiều ngôi sao mờ chỉ bằng một phần nhỏ khối lượng Mặt Trời và một microquasar * vắng mặt trong hình - đã bị đẩy ra hàng triệu năm trước. Tinh Vân Trái Tim cách chúng ta 7,500 năm ánh sáng về phía chòm sao Cassiopeia. Thật trùng hợp, một thiên thạch nhỏ đã được chụp ở phía trước trong quá trình chụp ảnh và có thể nhìn thấy phía trên các cột bụi. Ở trên cùng bên phải là Tinh Vân Đầu Cá.
*microquasar: Một microquasar, phiên bản nhỏ hơn của một quasar, là một vùng nhỏ gọn bao quanh một lỗ đen có khối lượng gấp nhiều lần Mặt Trời và ngôi sao đồng hành của nó. Vật chất được kéo từ ngôi sao đồng hành tạo thành một đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen. Đĩa bồi tụ có thể trở nên rất nóng do ma sát, và bắt đầu phát ra tia X. Đĩa cũng chiếu các luồng hẹp hoặc "tia" của các hạt hạ nguyên tử ở tốc độ gần ánh sáng, tạo ra sự phát xạ sóng vô tuyến mạnh.
- Từ khóa :
- Tinh Vân Trái Tim
- ,
- IC 1805
- ,
- ảnh thiên văn
Gửi ý kiến của bạn