Bộ Trưởng Môi Trường Nhật - Nước Thải Nhiễm Phóng Xạ Ở Fukushima Có Thể Phải Đổ Ra Biển
13 Tháng Chín 20195:00 SA(Xem: 2400)
Khoảng giữa tháng 09/2019, tuyên bố mới về thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima của bộ trưởng môi trường Nhật Bản đang khiến những ngư dân và các tổ chức về môi trường phẫn nộ.
Theo ông Yoshiaki Harada, “giải pháp đơn giản” của ông là TEPCO, công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi rồi sẽ hết khả năng lưu trữ và bảo quản nước thải nhiễm phóng xạ, và rồi sẽ phải đổ ra biển Thái Bình Dương. Thậm chí, ông Harada còn cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định xử lý nước thải của nhà máy điện hạt nhân, sau khi đánh giá xong bản báo cáo của nhóm chuyên gia mới được giao nhiệm vụ đánh giá tình hình.
Hiện nay, nước thải từ lò phản ứng số 1 nhà máy Fukushima Daiichi đang được trữ trong những bể nước khổng lồ (trên hình cover) sau sự cố xảy ra hậu thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, nhưng TEPCO đang dần cạn kiệt chỗ lưu trữ lượng nước thải. Chúng là lượng nước được TEPCO bơm qua hệ thống ống làm mát liên tục để ngăn lõi lò phản ứng nóng chảy, gây ra thảm họa đáng sợ hơn. Đến năm 2022, sẽ không còn chỗ xây dựng bể chứa nước nhiễm xạ. Lựa chọn đổ nước thải phóng xạ ra biển hiện mới chỉ là ý tưởng, nhưng đây là một ý tưởng không hề hay ho.
Không chỉ ngành đánh bắt và môi trường Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng, mà các nước láng giềng, trong đó đáng kể nhất là Hàn Quốc, cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính Hàn Quốc cũng đã phải triệu tập một quan chức ngoại giao cấp cao để làm việc với Nhật Bản về việc làm gì với lượng nước thải nhiễm phóng xạ.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.