
Image Credit: Cassini Imaging Team, SSI, JPL, ESA, NASA
Đây là một trong những cơn bão lớn nhất và tồn tại lâu nhất từng được ghi nhận trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Lần đầu tiên được nhìn thấy vào cuối năm 2010, đám mây hình thành ở trên ở bán cầu bắc của Sao Thổ từ lúc bắt đầu đã có kích thước lớn hơn Trái Đất và sớm lan rộng hoàn toàn trên khắp hành tinh. Cơn bão được theo dõi không chỉ từ Trái Đất mà còn ở gần tàu vũ trụ Cassini khi đó đang quay quanh Sao Thổ. Hình ảnh trong tia hồng ngoại màu giả được chụp vào tháng 02/2019, màu cam là những đám mây chìm sâu trong bầu khí quyển, tông màu sáng thể hiện những đám mây cao hơn. Các vành đai của Sao Thổ được nhìn gần như cạnh trên là đường ngang mỏng màu xanh. Các dải màu tối bị cong vênh là bóng của những vành đai soi rọi trên đỉnh mây bởi Mặt Trời ở phía trên bên trái. Bên cạnh đó còn có tiếng ồn từ sét, cơn bão dữ dội được cho là liên quan đến sự thay đổi theo mùa khi mùa xuân đang về ở phía bắc của Sao Thổ. Sau khi hoành hành trong hơn sáu tháng, cơn bão đã bao quanh toàn bộ hành tinh và sau đó cố gắng nuốt cái đuôi của chính nó - điều này khiến nó tan đi một cách đáng ngạc nhiên.
- Từ khóa :
- Sao Thổ
- ,
- ảnh thiên văn
Gửi ý kiến của bạn