
Khoảng đầu tháng 10/2019, nhóm các nhà khoa học của học viện Carnegie, UCLA và đại học Hawaii đã phát hiện ra thêm đến 20 vệ tinh mới bay xung quanh sao Thổ. Đưa tổng số "mặt trăng" của hành tinh lên con số 82, vượt qua con số 79 vệ tinh của sao Mộc.
Việc phát hiện ra các vệ tinh mới thường là rất khó bởi ngoài việc dễ bị nhầm lẫn với vệ tinh cũ, việc theo dõi quỹ đạo của chúng cũng là 1 vấn đề bởi có cái quay xuôi có cái quay ngược so với hành tinh mẹ. Các vệ tinh mới của sao Thổ đều ở dạng nhỏ, đường kính chỉ ở khoảng 3-4km, với 3 vệ tinh đi cùng hướng và 17 vệ tinh còn lại quay ngược với chiều xoay của sao Thổ. Tất cả các vệ tinh mới đều nằm khá xa với hành tinh mẹ, 2 trong số đó mất khoảng 2 năm để hoàn thành 1 vòng xoay, 18 mặt trăng còn lại mất đến 3 năm trở lên để xoay đủ 1 vòng quanh sao Thổ. Trong đó có vệ tinh có tên S5613a2 m mất đến 5.3 năm mới xoay xong.
Clip:
Các nhà khoa học tin rằng vẫn còn có rất nhiều mặt trăng khác mà họ chưa thể tìm ra với công nghệ kính thiên văn hiện tại. Trong tương lai, với các công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ phát hiện được nhiều vệ tinh của các hành tinh khác hơn so với hiện nay.
Và thú vị là đang trong giai đoạn đặt tên cho các mặt trăng mới, quý vị ưa thích có thể vào trang web của viện Carnegie để đặt tên cho chúng.
Link: trang web của viện Carnegie
Gửi ý kiến của bạn