Tại Sao Các Công Ty Lần Lượt Tháo Chạy Khỏi Dự Án Libra?

14 Tháng Mười 20198:15 SA(Xem: 4856)
Tại Sao Các Công Ty Lần Lượt Tháo Chạy Khỏi Dự Án Libra?
Tại Sao Các Công Ty Lần Lượt Tháo Chạy Khỏi Dự Án Libra

Sự ra mắt của Libra vào ngày 18/06/2019 đã tạo ra một chiến trường mới trong việc mở rộng một cách “vĩ cuồng” (megalomaniacal) của Facebook. Với hàng tỷ người dùng, hàng chục tỷ USD lợi nhuận hàng năm, Facebook giờ đang muốn tự mình tiếp quản thị trường tiền tệ. Người đứng đầu bộ phận blockchain của công ty, David Marcus, đã vạch ra kế hoạch của mình một cách chi tiết cộng với sự tham gia của các tổ chức tài chính hùng mạnh nhất thế giới để giúp điều hành đồng tiền mới trong Hiệp hội Libra Association.

Libra đại diện cho tầm nhìn của Facebook về một loại tiền tệ quốc tế, và nếu nhìn vào số lượng và tên tuổi của các thành viên trong liên minh, dường như sự phát triển của đồng tiền Libra là không thể ngăn cản. Dù vậy, đó là chuyện lúc trước, đầu tháng 10/2019, PayPal là công ty đầu tiên chính thức rút khỏi liên minh. Sau đó 1 ngày, lần lượt Visa, Mastercard, Stripe và Mercado Pago rút khỏi dự án. Điều đó có nghĩa là tất cả các kênh thanh toán chủ chốt của nước Mỹ đã rời bỏ Libra. Tổ chức tài chính cuối cùng còn lại là PayU từ chối đưa ra bình luận. Đây là một bước ngoặt đáng báo động cho dự án của Facebook, và cho thấy sự thật hiển nhiên rằng những nhà sáng lập của Libra đã nhai trúng một thứ quá khó khăn.

Tại sao lần lượt các tổ chức tài chính rút khỏi hiệp hội Libra? Họ có lý do đặc biệt để rút lui. Mất 5 công ty chủ chốt trong một vài ngày là một sự cảnh báo to lớn cho tương lai của Libra. Ngày 14/10/2019, tất cả các thành viên sáng lập Libra sẽ tham gia vào hội nghị tại Geneva, lần đầu tiên một cuộc họp của Hiệp hội Libra được diễn ra. Tại đây họ sẽ thảo luận để đưa ra các vai trò khác nhau cho các bên đảm nhiệm và cố gắng giải đáp tất cả các thắc mắc về việc quản trị đồng tiền ảo. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một điều lệ chính thức cho các thành viên, và ký kết một thỏa thuận mới.

Toàn bộ quá trình sẽ bao gồm rất nhiều cam kết cụ thể từ các bên tham gia, vì vậy nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào, thời điểm tốt nhất để exit chính là trước khi điều lệ được ký kết và PayPal, Visa, Mastercard... đã làm như vậy. Tất cả các công ty đã rút lui trừ Ebay, đều là các tổ chức tài chính đảm nhiệm các kênh thanh toán chủ yếu, nghĩa là họ có các yêu cầu pháp lý cụ thể liên quan đến việc chống gian lận, rửa tiền và thực thi các lệnh trừng phạt. Các chính phủ trên toàn thế giới bắt đầu nhận ra rằng Libra sẽ khó đáp ứng được những yêu cầu này, đặc biệt các kênh xử lý thanh toán sẽ gặp khó khăn trong việc giám sát tính minh bạch của các giao dịch tiền ảo, vì vậy rút lui là hoàn toàn hợp lý.

Thượng nghị sĩ Schatz và Brown đã nói về việc các công ty tài chính rút khỏi Libra rằng: “Facebook muốn hưởng những lợi ích khi tham gia vào các hoạt động tài chính mà không chịu ràng buộc trách nhiệm pháp lý như một công ty dịch vụ tài chính thông thường. Nếu Libra khiến cho mọi thứ quá dễ dàng đối với khủng bố và những kẻ rửa tiền, Visa, Mastercard và những công ty khác phải chịu trách nhiệm pháp lý về sau”.

Việc rút lui của các tổ chức tài chính chỉ ra một điểm yếu chí mạng trong dự án Libra

Đó là một viễn cảnh đáng sợ cho các tổ chức tài chính, có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cốt lõi của họ do các quy định chặt chẽ về tài chính dù vấn đề nằm ở Libra. Nhưng đối với các công ty còn lại trong liên minh Libra, đó không phải là vấn đề lớn. Liên minh ban đầu bao gồm đa dạng các tổ chức thành viên như các tổ chức từ thiện, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ như Uber và Lyft. Các công ty không chịu áp lực về pháp lý tài chính từ các cơ quan quản lý như Visa, Mastercard..., vì vậy họ không cần thiết phải rút lui.

Nhưng vấn đề trọng tâm trong dự án Libra vẫn còn đó, và có thể không có cách nào giải quyết được. Đó là các đồng tiền dựa trên Blockchain hoạt động tốt nhất như là một hệ thống khép kín, nhưng vấn đề phát sinh khi chúng bị trùng lặp với các giao dịch ngân hàng thông thường. Trong thời kỳ đầu của Bitcoin, các tổ chức xử lý giao dịch thường bị truy tố vì không áp các quy định về chống rửa tiền, điều mà các công ty chưa bao giờ xem xét kĩ. Thời gian gần đây, các nhà hành pháp Mỹ mới bắt đầu thực thi bộ luật Know Your Customer (biết rõ khách hàng của quý vị) đối với các công ty cung cấp tiện ích thanh toán. Các cổng thanh toán trong và ngoài của hệ sinh thái là những phần quan trọng và nhạy cảm nhất về mặt pháp lý đối với bất kỳ dự án tiền tệ mới nào, và Libra cũng không ngoại lệ.

Trong tầm nhìn ban đầu, Libra dự định chuyển tất cả những vấn đề tuân thủ đó cho các tổ chức tài chính, và hy vọng Visa và Mastercard có thể xử lý các yêu cầu tuân thủ phức tạp liên quan đến việc giao dịch đồng USD cho Liba. Nhưng nhìn vào cuộc rút lui hàng loạt gần đây, có thể thấy tầm nhìn đã tan biến, và với những quy định đã làm cho nhóm tổ chức tài chính cùng bước, sẽ có thể làm bất cứ thành viên nào khác nản lòng. Bất cứ ai đứng vào vai trò đó sẽ phải đảm nhiệm một nhiệm vụ to lớn, đó là thuyết phục tất cả các chính phủ trên toàn thế giới chấp nhận Libra, đồng tiền mà Facebook hậu thuẫn, trong bối cảnh niềm tin vào Facebook xuống mức thấp chưa từng có.

Đó có thể chưa phải là kết thúc cho Libra, nhưng với việc rút lui của các tổ chức thanh toán lớn, Libra phải đối mặt với một con đường khó khăn phía trước, và càng ngày càng khó hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).