Tại Sao Nhật Bản Nhập Khẩu Virus Ebola Và 4 Mầm Bệnh Sốt Xuất Huyết Nguy Hiểm Nhất?

20 Tháng Mười 20197:45 SA(Xem: 7122)
Tại Sao Nhật Bản Nhập Khẩu Virus Ebola Và 4 Mầm Bệnh Sốt Xuất Huyết Nguy Hiểm Nhất?
Tại Sao Nhật Bản Nhập Khẩu Virus Ebola

Thế vận hội Olympic 2020 sẽ diễn ra vào mùa hè năm 2020 tại Nhật Bản. Đất nước Mặt Trời mọc dự tính sẽ đón hàng triệu lượt khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Và để chuẩn bị cho sự kiện, Nhật Bản đã nhập khẩu một số lô virus Ebola cùng 4 mầm bệnh gây sốt xuất huyết chưa từng được đưa vào đất nước.

Các virus được chính phủ Nhật Bản thông quan dưới dạng mặt hàng khoa học. Mục đích để làm gì? Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết họ cần có mẫu virus để nghiên cứu, nhằm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra khi du khách mang mầm bệnh tới Nhật Bản gây bùng phát dịch.

Giống như nhiều mặt hàng khác, Ebola và các chủng virus sốt xuất huyết không có sẵn ở Nhật Bản. Và khi không có sẵn, còn cách nào khác ngoài nhập khẩu?

Tháng 09/2019, Viện Truyền nhiễm Quốc gia (NIID) của Bộ Y tế Nhật Bản cho biết họ đã tiến hành nhập khẩu virus Ebola và các mầm bệnh gây ra bốn loại sốt xuất huyết bao gồm sốt xuất huyết Crimean-Congo, sốt xuất huyết Nam Mỹ, sốt Marburg và sốt Lass. Tất cả đều là những tác nhân virus cực kỳ nguy hiểm chưa bao giờ được đưa vào Nhật Bản. Và đây cũng là lần đầu NIID tiếp nhận những mầm bệnh thuộc nhóm tác nhân sinh học nguy hiểm nhất (mức an toàn sinh học cấp 4).

Đối với các nhà khoa học đang làm việc tại đây, virus nhập khẩu sẽ đem lại cho họ một cơ hội chưa từng có để nghiên cứu các mầm bệnh. Giám đốc NIID Masayuki Saijo cho biết: “Đây là một thời điểm mang tính bước ngoặt, một sự kiện mang tính bước ngoặc”. Nhờ có các mẫu vật, các nhà khoa học Nhật Bản có thể chứng minh khả năng của họ với thế giới.

Virus Ebola và các mầm bệnh khác đã được vận chuyển đến một cơ sở của NIID ở quận Musashimurayama phía tây Tokyo. Nhưng tại đây, thông tin đã tạo nên nhiều luồng dư luận trái chiều.


Tháng 07/2019, khi việc nhập khẩu virus chính thức được cấp phép, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Takumi Nemoto cho biết ông đã được chính quyền địa phương Musashimurayama chấp thuận. Nemoto cho biết: “Chúng tôi đã cùng đạt đến một mức độ nhận thức sâu sắc về vấn đề. Đó là một bước tiến lớn hướng tới việc bảo vệ đất nước và công dân Nhật Bản”

Nhưng trong khi Masaru Fujino, vị thị trưởng của Musashimurayama đã phê duyệt chương trình nghiên cứu mới của NIID, không phải tất cả cư dân tại đây đều đồng ý cho sự có mặt của virus Ebola trong khu vực sinh sống của họ. Một số người dân lo sợ dịch bệnh sẽ xuất hiện nếu các giao thức đảm bảo an toàn trong cơ sở nghiên cứu của NIID thất bại. Thực tế, đây là lần đầu tiên họ dự trữ một mầm bệnh ở mức an toàn sinh học cao nhất.

Một đại diện dân cử từng phát biểu trên tờ Asahi Shimbun vào tháng 11/2018, khi bản kế hoạch vẫn đang được thảo luận để thông qua: “Thật vô lý khi chính phủ bảo chúng tôi phải chấp nhận kế hoạch nguy hiểm vì Thế vận hội. Chúng tôi cảm thấy rất lo lắng và không thể chấp nhận nó”

Bất chấp những lo ngại của một nhóm người dân, kế hoạch nhập khẩu Ebola và các mầm bệnh sốt xuất huyết vẫn được tiến hành. Nhà chức trách NIID khẳng định những rủi ro của việc không nghiên cứu mầm bệnh còn vượt xa rủi ro xảy ra trong quá trình lưu trữ chúng tại Nhật Bản, đặc biệt là khi Thế vận hội 2020 đang đến gần.

Dù các dịch bệnh chưa từng bùng phát ở Nhật Bản, nhưng Tokyo sẽ tổ chức Thế vận hội vào năm 2020 và có nguy cơ một trong số những virus theo chân khách du lịch vào nước họ. Và nhập khẩu trước các gói hàng được kiểm soát cẩn thận rồi giữ chúng trong các cơ sở để nghiên cứu có lẽ vẫn tốt hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
21
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).