CEO Của JPMorgan Chase Cảnh Báo Sự Nguy Hiểm Của Lãi Suất Âm

22 Tháng Mười 20198:30 CH(Xem: 4742)
CEO Của JPMorgan Chase Cảnh Báo Sự Nguy Hiểm Của Lãi Suất Âm
CEO Của JPMorgan Chase Cảnh Báo Sự Nguy Hiểm Của Lãi Suất Âm

Khoảng giữa tháng 10/2019, ông Jamie Dimon, CEO ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase cảnh báo rằng hạ lãi suất về mức thấp dưới 0, không phải là một "nhân tố thay đổi cuộc chơi" trong việc thúc đẩy cho vay và cả thiện tăng trưởng kinh tế.

Ông Dimon phát biểu trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, khi nói về lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): “Khi họ làm vậy lúc đầu, nhiều người cho rằng họ đang cứu liên minh tiền tệ của Châu Âu. Nhưng về mặt dài hạn, tôi cho rằng đây thực sự là một ý tưởng tồi. Chính sách có những hệ quả tiêu cực khó lường”

CNBC cho biết, không chỉ CEO của JPMorgan Chase mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế cũng đã lên tiếng phản đối việc áp dụng lãi suất siêu thấp trong thời gian dài. Sự cảnh báo được đưa ra đúng vào lúc các ngân hàng trung ương trên thế giới cố gắng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất, thậm chí về mức âm.

Ông Jamie Dimon giải thích: “Nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng, tốt hơn hết nên vận dụng nhiều chính sách, chẳng hạn phân bổ vốn, thay vì chỉ dựa vào lãi suất. Tôi hy vọng là tình hình tương tự sẽ không xảy ra ở Mỹ”

Tháng 09/2019, ECB hạ lãi suất sâu hơn dưới 0. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có vẻ cũng đang chuẩn bị cho một động thái tương tự. Lãi suất âm về căn bản đồng nghĩa với việc người gửi tiền vào ngân hàng phải trả phí, thay vì được hưởng tiền lãi.

Chính sách như vậy được thực thi nhằm khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình vay mượn và chi tiêu, qua đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, lãi suất âm gây hại cho khả năng sinh lời của các ngân hàng và có thể dẫn tới tình trạng nợ nần chồng chất, đến mức gây tổn thất cho nền kinh tế.

Trong Báo cáo Ổn định Tài chính (Financial Stability Report), IMF nói rằng mức nợ gia tăng và năng lực trả nợ suy giảm đã làm gia tăng rủi ro trong khu vực doanh nghiệp tại nhiều nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Trong khi đó, lãi suất tại các nền kinh tế - đều là những nền kinh tế lớn nhất thế giới - được dự báo sẽ giữ ở mức thấp hoặc âm trong thời gian dài.

IMF dự báo lãi suất ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu Eurozone, Thụy Sĩ và Nhật Bản có thể duy trì ở ngưỡng âm trong nhiều năm. Tại Mỹ, lãi suất vẫn đang dương, nhưng Cục Dự trữ Liên bang (FED) được dự báo có thể cắt giảm lãi suất 1-2 lần trong thời gian còn lại của năm 2019.

Tuy nhiên, ông Dimon cũng nói rằng điều khiến ông lo lắng nhất hiện nay không phải là mức lãi suất, mà là sự suy giảm niềm tin của doanh nghiệp do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung và các sự kiện địa chính trị khác. Theo ông, niềm tin suy giảm mới là rủi ro lớn hơn đối với kinh tế toàn cầu. Thậm chí, ông cho rằng suy giảm niềm tin có thể gây ra suy thoái kinh tế, dù tình hình kinh tế thế giới hiện nay chưa đến mức gần suy thoái.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).