McKinsey – Hơn 50% Ngân Hàng Trên Toàn Thế Giới Quá Yếu Để Chống Chọi Với Suy Thoái

24 Tháng Mười 20198:30 SA(Xem: 4177)
McKinsey – Hơn 50% Ngân Hàng Trên Toàn Thế Giới Quá Yếu Để Chống Chọi Với Suy Thoái
McKinsey – Hơn 50% Ngân Hàng Trên Toàn Thế Giới

Khoảng cuối tháng 10/2019, theo một khảo sát thường niên vừa công bố của hãng tư vấn McKinsey & Co., khoảng hơn 50% các ngân hàng trên thế giới hiện nay được đánh giá là quá yếu để chống chọi với suy thoái. Khảo sát cho thấy phần lớn các ngân hàng có thể sẽ không đảm bảo được tài chính vì lợi nhuận trên vốn không theo kịp chi phí.

McKinsey kêu gọi các ngân hàng cần có các biện pháp như phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sức mạnh thông qua các thương vụ sáp nhập trong bối cảnh nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.

Kausik Rajgopal, đối tác cấp cao tại McKinsey, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg: “Chúng tôi tin rằng chúng ta đang ở cuối chu kỳ kinh tế và các ngân hàng cần có động thái mạnh mẽ ngay bây giờ vì họ đang ở trong tình trạng sức khỏe không được tốt. Ở cuối chu kỳ, không ai có thể khả năng chống chọi để có thể ngủ quên trên chiến thắng”

Thập kỷ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chứng kiến làn sóng đổi mới trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tạo ra những đối thủ mới - từ các startup công nghệ tài chính (fintech) cho tới những công ty khổng lồ như Apple Inc. và Alphabet Inc. (công ty mẹ của Google). Các ngân hàng đã phải cân nhắc xem nên cạnh tranh, hợp tác hay thâu tóm những “cái tên nổi bật mới”. Một số ngân hàng nổi tiếng đã bắt đầu tái định vị thương hiệu trở thành những công ty công nghệ, một phần để thu hút nhân tài.

Trong báo cáo, McKinsey cho rằng các ngân hàng đang có nguy cơ “bị lãng quên” khi các đối thủ mới xuất hiện trên thị trường đang thay đổi hành vi của khách hàng. Những nỗ lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động gần đây của các ngân hàng "không giúp ích nhiều trong việc thay đổi tình hình".

McKinsey cho biết các ngân hàng chỉ đang phân bổ 35% ngân sách công nghệ thông tin của mình dành cho đổi mới sáng tạo, trong khi tỷ lệ ở các công ty fintech là hơn 70%. Cùng với những quy định chính sách giúp nới lỏng rào cản với các startup, môi trường đang ngày càng thuận lợi hơn cho các công ty mới giành thị phần từ giới ngân hàng.

Báo cáo của McKinsey chỉ ra ví dụ về việc những công ty công nghệ đang thu hút đông đảo khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như Amazon tại Mỹ và Ping An tại Trung Quốc. Không chỉ vậy, các công ty mới trên thị trường có xu hướng theo đuổi những mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, như thẻ tín dụng.

Rajgopal cho rằng các ngân hàng có thể cắt giảm phí và dành nguồn tiền đầu tư cho công nghệ bằng cách thuê ngoài. Các ngân hàng "cần phải cởi mở hơn với các mối quan hệ hợp tác và tận dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài". Một cách nữa cắt giảm chi phí và dành tiền để đầu tư cho công nghệ là "trở nên lớn hơn". Đầu năm 2019, BB&T Corp. và SunTrust Banks Inc. tuyên bố quyết định hợp nhất trong thương vụ sáp nhập lớn nhất ngành ngân hàng Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính. Rajgopal cho biết ông kỳ vọng sẽ có thêm những thương vụ sáp nhập tương tự ở cuối chu kỳ kinh tế.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).