Brexit Gặp Trở Ngại Mới, Nhiều Khả Năng Sẽ Bị Hoãn
25 Tháng Mười 20198:00 SA(Xem: 2695)
Khoảng cuối tháng 10/2019, Quốc hội Anh đã bác bỏ một khung thời gian giới hạn cho việc bỏ phiếu về kế hoạch Brexit của Thủ tướng Borish Johnson, dẫn tới việc Brexit có thể bị hoãn.
Theo trang CNBC, khung thời gian trên quy định kế hoạch đưa Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) của ông Johnson sẽ được đem ra bỏ phiếu tại Quốc hội Anh trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, khung thời gian trên chỉ nhận được 308 phiếu thuận và có tới 322 phiếu chống.
Vấp phải sự phản đối, ông Johnson nói ông sẽ hoãn kế hoạch Brexit của mình lại cho tới khi ông bàn bạc với các nhà lãnh đạo EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho biết, với quyết định của ông Johnson hoãn thỏa thuận Brexit, ông sẽ đề nghị 27 quốc gia thành viên còn lại trong EU phê chuẩn việc hoãn Brexit.
Trước cuộc bỏ phiếu, nhiều nghị sĩ Anh đã bày tỏ không hài lòng vì cho rằng khoảng thời gian 3 ngày là không đủ để họ hiểu đầy đủ về một kế hoạch Brexit dài hơn 100 trang.
Chính phủ do Đảng Bảo thủ nắm quyền thúc đẩy khung thời gian 3 ngày vì muốn thực hiện lời hứa của ông Johnson về thực thi Brexit vào ngày 31/10/2019. Ngoài ra, ông Johnson cũng được cho là lo ngại rằng thời gian xem xét kéo dài sẽ dẫn tới việc kế hoạch bị sửa đổi nhiều.
Trở ngại mới đồng nghĩa với việc nước Anh gần như chắc chắn sẽ không rời EU vào ngày 31/10/2019 và EU sẽ hoãn Brexit để ngăn một vụ Brexit không thỏa thuận xảy ra.
Nếu kế hoạch Brexit mà ông Johnson đạt được với Brussels được Hạ viện Anh thông qua, và tiếp đó được Thượng viện phê chuẩn, mọi rào cản đã được gỡ bỏ và kế hoạch sẽ chính thức trở thành luật của nước Anh. Tuy nhiên, ông Johnson đã không đạt được mục tiêu.
Kế hoạch Brexit của ông Johnson không nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ Anh, nhưng mặt khác các nghị sĩ cũng không muốn Brexit "cứng" xảy ra. Nếu Anh "chia tay" EU mà không có thỏa thuận nào, tất cả các ràng buộc kinh tế và thương mại giữa hai bên bấy lâu này sẽ bị cắt đứt đột ngột, tạo ra một cú sốc không chỉ đối với nền kinh tế Anh mà cả EU.
Trước khi từ chối thỏa thuận Brexit mà ông Johnson đạt được với EU, Quốc hội Anh đã ba lần từ chối thỏa thuận Brexit mà người tiền nhiệm của ông Johnson là bà Theresa May đạt được. Ông Johnson lên làm Thủ tướng với cam kết sẽ thực hiện Brexit bằng mọi giá, sau khi bà May từ chức vì không thể giải quyết được vấn đề.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.