Bộ Quốc Phòng Mỹ Trao Hợp Đồng Dịch Vụ Đám Mây 10 Tỷ USD Cho Microsoft

27 Tháng Mười 20198:30 CH(Xem: 5424)
Bộ Quốc Phòng Mỹ Trao Hợp Đồng Dịch Vụ Đám Mây 10 Tỷ USD Cho Microsoft
Bộ Quốc Phòng Mỹ Trao Hợp Đồng Dịch Vụ Đám Mây 10 Tỷ USD Cho Microsoft

Khoảng cuối tháng 10/2019, Bộ quốc phòng Mỹ đã chính thức chọn Microsoft để trao gói thầu công nghệ trị giá 10 tỷ USD. Như vậy, Microsoft đã đánh bại Amazon vào giờ chót trong cuộc đấu thầu JEDI (viết tắt Joint Enterprise Defense Infrastructure - Hạ tầng phòng thủ hợp tác với doanh nghiệp).

Tuy nhiên, Amazon được cho là đã bị tổng thống Trump "hất cẳng" sau khi lên tiếng chỉ trích Jeff Bezos về hoạt động vận động hành lang cũng như hiềm khích trước đó với trang The Washington Post cũng thuộc sở hữu bởi nhà sáng lập Amazon.

Tham gia đấu thầu JEDI ngoài Microsoft và Amazon còn có IBM, Oracle và Google. Mục tiêu của JEDI là thay đổi hệ thống điện toán đám mây của quân đội Mỹ trong thời hạn 10 năm. Đây là một cuộc đua rất khắc nghiệt liên quan đến các nỗ lực vận động hành lang và thách thức pháp lý giữa các công ty. Tổng thống Trump cũng nhận định hợp đồng là rất lớn, có thể là một trong những hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay.

JEDI cũng là hợp đồng trọng điểm của Lầu Năm Góc trong nỗ lực hiện đại hóa công nghệ quân sự vì quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng những hệ thống máy tính có từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước và Bộ quốc phòng đã đầu tư nhiều tỷ USD để khiến chúng hoạt động phối hợp với nhau.

Quyết định chọn Microsoft gây ngạc nhiên, vì Amazon trước đó được xem là ứng cử viên sáng giá nhất khi hãng đang cung cấp giải pháp điện toán đám mây cho CIA. Nhưng tình thế thay đổi sau khi ông Trump công khai thái độ thù địch đối với Jeff Bezos, bởi ông chủ của Amazon cũng là người sở hữu trang báo The Washington Post. Tổng thống Trump thường gọi mỉa mai tờ báo là "Amazon Washington Post" và từng nhiều lần cáo buộc phát tán tin giả.

Trước công chúng, tổng thống Trump từng nói những "công ty lớn" khác sẽ có cơ hội được trao hợp đồng quan trọng. Tuy nhiên người viết bài phát biểu cho cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng Jim Mattis nói trong một cuốn sách xuất bản vào tháng 11-2019 rằng ông Trump muốn loại Amazon và trao hợp đồng cho một công ty khác. Thông tin lập tức tác động đến những cá nhân trong nội bộ Lầu Năm Góc. Bằng chứng là bộ trưởng Bộ quốc phòng mới - Mark T. Esper trước đó từng nói muốn xem xét lại các vấn đề về Amazon rốt cuộc phải tự cứu lấy mình trong cuộc đấu thầu khi chia sẻ ông không muốn tham gia vì con trai ông đang làm việc cho IBM.

Nhiều ý kiến cho rằng Microsoft nếu được trao hợp đồng cũng chỉ là một phần và Lầu Năm Góc sẽ sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây như cách mà nhiều công ty tư nhân khác đang làm. Microsoft cũng đang dẫn đầu các chương trình điện toán đám mây khác thuộc chính phủ, bao gồm cả một hợp đồng tình báo nhưng phải đến thời gian gần đây, Microsoft mới có đủ cơ sở vật chất như máy chủ đạt tiêu chuẩn để xử lý dữ liệu ở quy mô mà Lầu năm góc mong muốn theo hợp đồng.

Trong thông báo trúng thầu, Bộ quốc phòng Mỹ cho biết: “Cuộc đấu thầu đã được thực hiện theo luật pháp và quy định hiện hành. Tất cả các nhà cung cấp đều được đối xử công bằng và được đánh giá nhất quán với các tiêu chí đã nêu”

Hiển nhiên Amazon đã phản ứng trước quyết định trao gói thầu cho Microsoft. Drew Herdener - người phát ngôn của Amazon cho biết: “Amazon Web Services (AWS) rõ ràng là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thị trường và nếu được đem ra so sánh và đánh giá chi tiết, hẳn Lầu Năm Góc sẽ đưa ra một quyết định khác. Chúng tôi cam kết liên tục đổi mới trong lĩnh vực chiến trường điện tử nơi yếu tố an ninh, hiệu quả, khả năng phục hồi và mở rộng của các tài nguyên là thứ tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”

Việc trao hợp đồng cho Microsoft sẽ làm dấy lên những nghi ngờ rằng ông Trump đã có những cân nhắc và tác động riêng cũng như công khai chống lại Amazon. Hành động can thiệp của tổng thống trong một cuộc đấu thầu rất không phù hợp, theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực ký kết hợp đồng liên bang. Price Floyd - cựu lãnh đạo bộ phận quản lý các vấn đề công cộng tại Lầu Năm Góc nói rằng những lời chỉ trích của ông Trump về Amazon là cơ sở để phản đối việc trao gói thầu cho Microsoft. Floyd nói: “Ông ấy là tổng tư lệnh nhưng ông ấy lại không tinh tế khi bày tỏ sự thù địch trước Amazon”

Microsoft và canh bạc lớn phía trước:

Chiến thắng của Microsoft cũng thể hiện diện mạo của ngành công nghiệp điện toán đám mây khi ngày một nhiều các doanh nghiệp thuê không gian máy chủ để có thể truy xuất nhanh hơn và tiết kiệm hơn vào dữ liệu cũng như khai thác năng lực tính toán của nền tảng. Amazon đã thống trị thị trường điện toán đám mây từ lâu với 45% thị phần trong khi Microsoft bám theo sau với 25% thị phần.

Việc có được hợp đồng JEDI đã mang lại cho Microsoft lợi thế khi hãng đang đứng trước khoản đầu tư lên đến 40 tỷ USD mà chính phủ dự kiến sẽ bỏ ra cho dịch vụ điện toán đám mây trong vài năm tiếp theo. Ngược lại, việc để thua đấu thầu sẽ tác động đến danh tiếng của Amazon, nhất là trong tình thế công ty vừa mở một cơ sở mới quy mô lớn ở Bắc Virginia nơi sẽ có ít nhất 25,000 nhân viên làm việc.

Lầu Năm góc sẽ có lợi khi quyết định hợp nhất thông tin, dữ liệu lưu trữ trên đám mây bởi quân đội Mỹ đang chuyển sang sử dụng các loại cảm biến từ xa, vũ khí bán tự động và AI. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là Bộ chỉ huy Không gian mạng Mỹ đã được nâng lên ngang tầm với Bộ chỉ huy trung tâm (điều hành các hoạt động tại Trung Đông) hay Bộ chỉ huy phương bắc (bảo vệ lục địa Hoa Kỳ).

Trong quá trình đấu thầu, có 2 luồng tranh cãi trong đó một bên cho rằng hợp đồng lớn không nên trao cho một công ty duy nhất trong khi bên còn lại cho rằng việc sử dụng một nhà cung cấp sẽ loại bỏ các trục trặc trong hệ thống quân sự và liên lạc. Trước công bố kết quả đấu thầu, giới làm luật Mỹ đa phần phản ứng tích cực chủ yếu là do hợp đồng vốn bị trì hoãn lâu nay rốt cuộc đã có kết quả.

"Quân đội Mỹ sau cùng đã có thể hợp tác với công ty tư nhân" - Đây là nhận định của Jim Langevin - chủ tịch Tiểu ủy ban dịch vụ vũ trang về tính báo và các môi đe dọa tiềm ẩn. Ông cho biết: "Điện toán đám mây tiên tiến là tiêu chuẩn công nghiệp và Bộ quốc phòng Mỹ hiện đã có thể khai thác năng lực của nền tảng. Tôi mong muốn tiếp tục phát huy vị trí của mình trong quốc hội để tăng khả năng tiếp cận các công nghệ thế hệ mới nhằm hỗ trợ cho các chiến binh trên chiến trường."

Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Mark Warner đến từ đảng dân chủ thuộc tiểu bang Virginia cho rằng: “Điều quan trọng là chúng tôi phải duy trì một quy trình đấu thầu công bằng và cạnh tranh, và việc tổng thống sử dụng quyền lực tại vị để trừng phạt các chỉ trích trên truyền thông là hành vi lạm dụng quyền lực rõ ràng”

Amazon, Microsoft, IBM, Oracle và Google bắt đầu tham gia đấu thầu JEDI từ hơn một năm trước. Đến tháng 10/2018, Google rút lui do việc làm ăn với quân đội gây mẫu thuẫn với các nguyên tắc của tập đoàn, nhất là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên vũ khí.

Sau đó vào tháng 04/2019, Lầu Năm Góc công bố chỉ có Microsoft và Amazon đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho hợp đồng JEDI. Riêng Oracle sau khi đấu tranh pháp lý không thành công với Amazon đã quay sang cáo buộc công ty tác động ngầm vào cuộc đấu thầu. Bằng chứng được Oracle đưa ra là Amazon đã thuê các nhân viên của Bộ quốc phòng làm việc trong hoạt động đấu thầu.

Microsoft trúng thầu ngoài dự kiến trong khi Amazon thua đau dù chưa rõ nguyên do, nhưng thử nhìn vào thị trường điện toán đám mây hiện tại, Amazon đang thành công vang dội và giữ vị thế dẫn đầu. Doanh thu mà Amazon thu về từ các hợp đồng chính phủ liên bang vào năm 2014 là 200 triệu USD nhưng đến nay đã là 2 tỷ USD, chủ yếu đến từ CIA và các tổ chức tính báo khác.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).