Khoảng đầu tháng 11/2019, Washington thông báo khởi động quá trình kéo dài một năm để rút khỏi hiệp định được đàm phán dưới thời cựu tổng thống Barack Obama.
Thông báo đã được Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới Liên Hợp Quốc, cho biết quá trình rút khỏi Hiệp định Paris sẽ hoàn tất trước ngày 04/11/2020, chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2017 nói rằng hiệp định Paris làm suy yếu nền kinh tế Mỹ, khiến nhiều người mất việc làm, gây xói mòn chủ quyền quốc gia và đặt Washington vào thế bất lợi so với các nước khác trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc lại nhận xét của Trump khi bình luận về thông báo với Liên Hợp Quốc, nói rằng thỏa thuận chống biến đối khí hậu đã áp đặt "gánh nặng kinh tế không công bằng" đối với Mỹ. Ông nói: “Cách tiếp cận của Mỹ dựa trên thực tế, sử dụng tất cả nguồn năng lượng và công nghệ một cách sạch sẽ và hiệu quả, bao gồm nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Washington sẽ tiếp tục đưa ra mô hình thực dụng trong các cuộc đàm phán toàn cầu”
Trong khi đó, Robert Menendez, nghị sĩ đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phê phán rằng chính quyền Trump một lần nữa thể hiện thiếu tôn trọng các đồng minh, nhắm mắt làm ngơ trước sự thật và tiếp tục chính trị hóa thách thức môi trường lớn nhất thế giới. Ông cho biết: “Quyết định tệ hại sẽ trở thành một trong những ví dụ tồi tệ nhất về việc từ bỏ vị thế lãnh đạo của Mỹ và nhượng quyền lực cho những nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác”.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được 195 nước, trong đó có Mỹ, thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu. Ông Trump thông báo rút Mỹ khỏi hiệp định vào tháng 06/2017 sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.