NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển, Vào Không Gian Liên Sao

08 Tháng Mười Một 20198:30 CH(Xem: 5875)
NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển, Vào Không Gian Liên Sao
NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển

Tiếp bước Voyager 1, khoảng đầu tháng 11/2019, tàu thăm dò Voyager 2 cũng đã rời khỏi nhật quyển, bay vào vùng không gian liên sao. Voyager 2 được phóng trước Voyager 1 vài tuần vào năm 1977 nhưng có lẽ trang thiết bị của nó bền hơn so với Voyager 1 nên các nhà khoa học tại NASA đã có thể theo dõi sự chuyển dịch của nó từ ranh giới nhật quyền sang môi trường liên sao.

2 tàu thăm dò Voyager có thiết kế giống hệt nhau nhưng đường đi của chúng xuyên qua hệ Mặt Trời khác nhau. Theo giải thích của NASA, Voyager 1 và 2 đã khai thác lợi thế của Grand Tour - một thời điểm 175 năm mới có một lần khi Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (thời điểm đó vẫn được công nhận là một hành tinh) nằm ở các vị trí phù hợp, tạo lực hấp dẫn giúp con tàu đạt được quỹ đạo mong muốn và có thể bay cắt qua nhiều hành tinh. Nhờ đó, Voyager 1 đã ghé thăm và được trợ lực hấp dẫn từ Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi lao đến rìa hệ Mặt Trời.

Voyager 2 cũng bay ngang 4 hành tinh là Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Vào năm 1989, tàu Voyager 2 đã quan sát hành tinh cuối cùng trong hệ Mặt Trời là Thiên Vương Tinh, tức là gần 1 thập niên sau khi Voyager 1 bắt đầu hành trình hướng đến rìa hệ Mặt Trời.

Khi Voyager 1 tiến đến ranh giới là nhật quyển, máy dò quang phổ plasma của nó đã hỏng. Điều này khiến giới chuyên môn tranh luận về thời điểm chính xác con tàu rời khỏi nhật quyển. Do đó khi có sự chuyển dịch từ plasma ấm sang plasma lạnh, mật độ dày hơn của môi trường liên sao, khí cụ trên Voyager 1 không đo được và phải nhờ đến các khí cụ đo electron và sự thay đổi của từ trường mới xác nhận con tàu đã ở không gian liên sao.


Voyager 2 trong khi đó vẫn gởi dữ liệu về khi nó vượt ranh giới nhật quyển, máy đo plasma của nó vẫn hoạt động. Sự chuyển dịch xảy ra gần một năm trước, tháng 11/2018 và thời điểm trùng hợp với những gì các nhà khoa học kỳ vọng. Khi Voyager 2 vượt nhật quyển vào vùng không gian liên sao, nó đã phát hiện mật độ plasma tăng cao đến 20 lần.

Voyager 1 và 2 đều đã vượt ranh giới nhật quyển ở cùng khoảng cách so với Mặt Trời, Voyager 1 vượt ranh giới ở khoảng cách 121.6 AU trong khi Voyager 2 là 119 AU. Tuy nhiên, vị trí mà chúng thoát khỏi nhật quyền có phần chênh lệch, cách nhau 150 AU. Dữ liệu mà 2 con tàu gởi về khi rời nhật quyển vào không gian liên sao khác nhau và qua nghiên cứu sự khác biệt về dữ liệu, các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể tăng hiểu biết về ranh giới của hệ Mặt Trời so với thiên hà rộng lớn. Chẳng hạn như Voyager 2 đã phát hiện ra sự thay đổi liên tục về hướng của từ trường khi nó bay vào không gian liên sao trong khi Voyager 1 lại không. Tương tự, Voyager 2 cũng tìm thấy hạt năng lượng thấp bắt nguồn từ Mặt Trời trong không gian liên sao nhưng Voyager 1 không phát hiện được. Voyager 2 đang tiếp tục bay hướng đến vành đai thiên thạch Kuiper Belt và không rõ chúng ta sẽ có thể duy trì liên lạc với nó trong bao lâu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).