Deutsche Bank Dự Báo 20 Rủi Ro Lớn Nhất Với Thị Trường Chứng Khoán 2020

11 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 4868)
Deutsche Bank Dự Báo 20 Rủi Ro Lớn Nhất Với Thị Trường Chứng Khoán 2020
Deutsche Bank Dự Báo 20 Rủi Ro Lớn Nhất Với Thị Trường Chứng Khoán 2020

Dù chứng khoán Mỹ đang tăng liên tiếp và lập kỷ lục mới, nhưng Phố Wall đã bắt đầu đưa ra cảnh báo về những rủi ro cho thị trường vào năm 2020. Khoảng đầu tháng 11/2019, nhà kinh tế trưởng Torsten Slok của ngân hàng Deutsche Bank đã gửi tới khách hàng gửi danh sách 20 rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán vào năm 2020.

Đứng đầu danh sách là "sự bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng gia tăng" - vấn đề đang là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của nhiều ứng viên tổng thống Mỹ. Cả hai ứng viên của đảng Dân chủ Elizabeth Warren và Bernie Sanders đều kêu gọi áp thêm thuế đối với giới giàu Mỹ nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Torsten Slok chia sẻ với MarketWatch: “Tất cả những rủi ro đều quan trọng ở mức độ khác nhau, nhưng sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và những phản ứng chính trị theo đó là điều mà các nhà đầu tư không thể làm ngơ được nữa. Chiến tranh thương mại và việc điều tra luận tội tổng thống là những rủi ro ngắn hạn có thể được giải quyết ngay trong năm, trong khi đó bất bình đẳng gia tăng là vấn đề dài hạn có thể được giải quyết về mặt chính trị ở một thời điểm nào đó trong tương lai”.

Nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank cho rằng, dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã được giải tỏa phần nào khi hai bên đã đạt được thỏa thuận "giai đoạn 1", thị trường vẫn đối mặt với những rủi ro liên quan tới cuộc chiến. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông chưa đồng ý gỡ thuế quan với hàng hóa Trung Quốc, khiến nhiều người hoài nghi về việc có thể đạt được một thỏa thuận trong thời gian tới.

Deutsche Bank quan ngại rằng những bất ổn liên quan tới chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục tạo gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp. Ông Slok nhận định: “Rủi ro cuối cùng mà các nhà đầu tư phải quan tâm là khả năng chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi khi các chính sách có thể hoặc không thể được thực hiện trong những năm tiếp theo. Chính sách công và bất kỳ khả năng thay đổi nào tới chính sách công đều là yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư”

Và đây là 20 rủi ro với nền kinh tế và thị trường chứng khoán vừa được Deutsche Bank công bố:

1.    Bất bình đẳng về tài sản, thu nhập và y tế sẽ tiếp tục gia tăng.
2.    Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung vẫn chưa được ký kết, sau thỏa thuận bất ổn vẫn sẽ diễn ra.
3.    Bất ổn do thương chiến tiếp tục ảnh hưởng tới các quyết định chi tiêu của doanh nghiệp.
4.    Tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản khiến đồng USD tăng giá đáng kể.
5.    Bất ổn liên quan tới việc luận tội tổng thống Donald Trump và khả năng đóng cửa chính phủ.
6.    Bất ổn liên quan tới bầu cử tổng thống Mỹ, ảnh hưởng tới chính sách thuế, quy định và chi tiêu của doanh nghiệp.
7.    Các quy định về công nghệ, quyền riêng tư và chống độc quyền.
8.    Tín dụng và trái phiếu kho bạc Mỹ trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài sau bầu cử tổng thống 2020.
9.    Chính sách tài khóa theo Thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và/hoặc Châu Âu.
10.    Nợ công của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng tới lãi suất dài hạn.
11.    Mất cân bằng cung - cầu tín phiếu kho bạc, lãi suất repo (trái phiếu Chính phủ theo phương thức giao dịch mua bán lại) tăng.
12.    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) do dự giảm lãi suất trong năm bầu cử.
13.    Điều kiện xếp hạng tín dụng bị thắt chặt, gia tăng khác biệt giữa tín dụng doanh nghiệp hạng CCC và BBB.
14.    Điều kiện xếp hạng tín dụng bị thắt chặt, gia tăng khác biệt giữa tín dụng tiêu dùng hạng CCC và BBB.
15.    Nhiều doanh nghiệp bị hạ xuống hạng BBB, từ BBB xuống HY.
16.    Nợ với lãi suất âm tăng khiến các nhà đầu tư toàn cầu đổ xô vào tín dụng Mỹ.
17.    Lợi nhuận doanh nghiệp giảm đồng nghĩa với nguồn tiền cho việc mua lại cổ phiếu giảm.
18.    Ngành công nghiệp công nghiệp xe hơi toàn cầu suy giảm gây rủi ro cho thị trường chứng khoán và kinh tế toàn cầu.
19.    Giá nhà tại Australia, Canada và Thụy Điển giảm.
20.    Bất ổn liên quan tới vụ việc Brexit - Anh tách khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).