Google Bị Phát Hiện Thao Túng Kết Quả Tìm Kiếm Để Trục Lợi
19 Tháng Mười Một 20198:30 SA(Xem: 2856)
Công cụ tìm kiếm phổ biến của Google, Google Seach là xương sống trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng theo một góc nhìn khác thì nó cũng là xương sống của Internet hiện đại, khi đây cũng là cách thức mà phần lớn các website được sắp xếp và định vị. Và do mức độ quan trọng của việc sử dụng Internet hàng ngày đối với hàng tỷ người trên thế giới, đó là một mục tiêu hấp dẫn để thao túng. Google đã nhiều lần phủ nhận việc thao túng và khẳng định rằng Google Seach được xây dựng trên các thuật toán và dữ liệu thu được từ việc sử dụng của chính người dùng.
Nhưng một cuộc điều tra mới của Wall Street Journal cho thấy Google đã thao túng các thuật toán tìm kiếm theo một số cách đáng lo ngại. Ví dụ như đã ưu tiên các doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ hơn, tự động loại bỏ các kết quả liên quan đến các chủ đề nhạy cảm như nhập cư và phá thai, hay thậm chí đưa một số trang web vào danh sách đen.
Có thể nói, chỉ cần một thay đổi trong thuật toán tìm kiếm của Google, dịch vụ đã dẫn hướng người dùng tìm kiếm đến các doanh nghiệp nổi bật hơn các doanh nghiệp ít được biết đến, gây ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, theo báo cáo từ Wall Street Journal. Cụ thể hơn, chính những sự thay đổi đó được cho là đã giúp thúc đẩy để hiển thị các cửa hàng của Amazon trong kết quả tìm kiếm.
Trong một ví dụ khác được trích dẫn trong báo cáo, so với các công cụ tìm kiếm đối thủ như Yahoo, Bing hay DuckDuckGo thì kết quả tìm kiếm tự động trên các đối tượng nhạy cảm của Goole đã được thay thế bằng những kết quả "an toàn hơn".
Google được biết đến với việc từ chối chia sẻ chi tiết cụ thể về cách thức hoạt động của các thuật toán tìm kiếm, hay thuộc tính của hệ thống để đo lường. Theo lập luận của Google: “Nếu các thuật toán được công khai, chúng có thể bị thao túng”. Nhưng dường như mọi chuyện đã diễn ra theo chiều hướng ngược lại, khi Google đã thao túng các kết quả dựa trên việc không công khai các thuật toán.
Trong phản hồi được đưa ra từ phía Google, liên quan tới báo cáo, người phát ngôn của công ty tuyên bố công ty đã "rất công khai và minh bạch" xung quanh các chủ đề được đề cập tới, chẳng hạn như giải thích rõ trong các phần hướng dẫn dành cho người dùng. Chính sách của công ty cũng chống lại các thông tin sai lệch, cùng các biện pháp khác nhằm mục đích "mang lại lợi ích cho người dùng, thay vì các mối quan hệ thương mại".
Đại diện Google tuyên bố: “Bài viết chứa một số giai thoại cũ, chưa hoàn chỉnh, nhiều trong số đó không chỉ có trước các quy trình và chính sách hiện tại của chúng tôi mà còn gây ấn tượng rất không chính xác về cách chúng tôi tiếp cận xây dựng và cải thiện công cụ tìm kiếm. Chúng tôi thực hiện một cách tiếp cận có trách nhiệm và có nguyên tắc để thực hiện các thay đổi, bao gồm cả quy trình đánh giá nghiêm ngặt trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi nào - điều mà chúng tôi đã bắt đầu thực hiện hơn một thập kỷ trước. Lắng nghe phản hồi từ công chúng là một phần quan trọng để làm cho Google Seach tốt hơn và chúng tôi tiếp tục hoan nghênh các phản hồi”.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.