Nhà Thần Kinh Học Cảnh Báo Những Tác Động Của Đường Tới Não Bộ

25 Tháng Mười Một 20197:45 SA(Xem: 4887)
Nhà Thần Kinh Học Cảnh Báo Những Tác Động Của Đường Tới Não Bộ
Nhà Thần Kinh Học Cảnh Báo Những Tác Động Của Đường Tới Não Bộ

Nhiều người yêu đồ ngọt. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Đáng tiếc thay, chúng ta không thể ăn quá nhiều đường vì nó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, từ sâu răng, tăng cân cho đến béo phì và bệnh tiểu đường type 2.

Chúng ta có nhiều lý do chính đáng để dặn mình không nên ăn quá nhiều kẹo, bánh quy hay uống nước ngọt có gas. Vấn đề là đôi khi, khao khát được chạm vào những loại thực phẩm ấy là thứ không thể cưỡng lại được. Như thể bộ não của chúng ta đã được lập trình để ăn đường, chính xác thì điều gì đang diễn ra khiến ta thèm đồ ngọt đến vậy?

Những câu hỏi đã được Amy Reichelt, một nhà thần kinh học đến từ Đại học Western Canada giải thích trên trang The Conversation. Hiện cô đang thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu cách chế độ ăn thúc đẩy béo phì cùng những thay đổi trong não bộ. Hóa ra, bản chất thèm đường đã được nhúng vào bộ não của chúng ta từ hàng trăm ngàn năm trước. Nó phù hợp với đời sống của tổ tiên chúng ta trong thời kỳ nguyên thủy, nhưng lại là một thảm họa trong cuộc sống hiện đại, khi đâu đâu ta cũng tìm thấy những thực phẩm chứa quá nhiều đường.

Hệ thống tưởng thưởng dopamine

Cơ thể của ta chạy trên đường - chính xác là glucose. Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp "glukos" có nghĩa là sự ngọt ngào. Glucose cung cấp nhiên liệu cho các tế bào tạo nên cơ thể chúng ta - bao gồm cả các nơ ron thần kinh giúp ta suy nghĩ.

Trong lịch sử tiến hóa của loài người, tổ tiên nguyên thủy của chúng ta đều là những loài ưa đồ ngọt. Đó là bởi thực phẩm có đường là nguồn năng lượng tuyệt vời dành cho họ.

Khi là một loài săn bắn và hái lượm cả ngày để sinh tồn, ta sẽ thấy những quả chín ngọt trên cây là một nguồn thức ăn quý giá đến cỡ nào.

Ngược lại, người nguyên thủy sẽ tránh xa các loại thực phẩm khác có vị khó chịu như đắng hoặc chua. Những thực phẩm nếu là hoa quả có khả năng chưa chín. Mùi vị lạ đôi khi cũng báo hiệu thực phẩm đã bị hỏng hoặc thậm chí có độc. Và đó là cách con người nguyên thủy phát triển khả năng tìm kiếm và tiêu thụ các loại hoa quả có nhiều đường, nhằm tối đa hóa khả năng sống sót của giống loài. Để làm được điều đó, chúng ta đã tự hình thành bên trong não bộ mình một hệ thống nơ ron bẩm sinh thích ăn ngọt. Nó được gọi là hệ thống tưởng thưởng dopamine.

Dopamine là một hóa chất được giải phóng bởi các tế bào thần kinh khiến ta cảm thấy tích cực hoặc khoan khoái. Khi có một hành vi cần lặp đi lặp lại nhiều lần, não bộ sẽ nhúng nó vào hệ thống tưởng thưởng dopamine, khiến ta khao khát thực hiện nó rất nhiều lần trong đời.

Điều tương tự cũng xảy ra khi ta chiến thắng một màn trò chơi điện tử, dopamine khiến ta muốn chơi nhiều hơn và chiến thắng nhiều hơn. Việc ăn uống cũng không ngoại lệ. Não bộ tự tưởng thưởng dopamine cho nó khi ta ăn, đặc biệt là đồ ăn ngọt.

Trong khi điều này có thể giúp cho tổ tiên của chúng ta tìm kiếm và nạp được năng lượng từ những loại thực phẩm tốt để sinh tồn, nó lại là một thảm họa trong thế giới hiện đại, khi chúng ta bị bủa vây bởi quá nhiều đồ ăn ngọt giàu năng lượng.

Vậy điều gì sẽ xảy ra trong não khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường?

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết bộ não có khả năng tu sửa liên tục và tự phục hồi những kết nối thần kinh thông qua một quá trình gọi là neuroplasticity . Sự tu sửa cũng có thể xảy ra trong hệ thống tưởng thưởng của não bộ.

Theo đó, khi một người lặp đi lặp lại các kích thích dopamine, giống như người nghiện thuốc phiện hay một người hay ăn đồ ngọt, hệ thống tưởng thưởng của họ sẽ thay đổi theo hướng bị hao mòn, và họ trở nên "nhờn thuốc".

Điều này có nghĩa là cứ sau mỗi một lần ăn đường, ta lại cần ăn nhiều đường hơn ở lần kế tiếp để có được cảm giác khoan khoái tương tự như lần trước đó – một khái niệm tương đương với định nghĩa "nghiện". Dù vậy, nghiện thực phẩm là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học và bác sĩ lâm sàng. Sự thật là ta cần ăn nhiều đường hơn và nhiều hơn nữa sau mỗi lần như vậy, tương tự như những người nghiện ma túy ngày càng cần đến liều sử dụng cao hơn. Nhưng sự khác biệt là ma túy không phục vụ mục đích sinh tồn, còn thực phẩm thì có.

Đường có thể khiến ta bị lú lẫn

Dù nghiện đường có thực sự là một hành vi nghiện không vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng nó chắc chắn sẽ khiến não bộ của ta khao khát nhiều đường hơn, và vấn đề không chỉ xảy ra trên mặt trận nội tiết hay tâm lý. Vượt qua mức nhu cầu thực phẩm để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhiều người trong số chúng ta cảm thấy thèm ăn quá đáng, đặc biệt là khi bị căng thẳng, khi chúng ta đói hoặc đơn giản là thấy một video đồ ăn trên Facebook.

Để chống lại cảm giác thèm ăn, chúng ta cần ức chế phản ứng tự nhiên đang khao khát thưởng thức những thực phẩm trên. Một mạng lưới các tế bào thần kinh ức chế tập trung ở vỏ não trước trán - một khu vực quan trọng của não liên quan đến việc ra quyết định, kiểm soát xung lực và trì hoãn sự hài lòng - sẽ làm nhiệm vụ này.

Các tế bào thần kinh ức chế giống như những chiếc phanh của não bộ. Nhưng nghiên cứu trên chuột chỉ ra một chế độ ăn nhiều đường có thể làm thay đổi các tế bào thần kinh ức chế, khiến những chiếc phanh bị mòn.

Những con chuột ăn nhiều đường ít có khả năng kiểm soát hành vi của chúng và dễ đưa ra quyết định sai lầm. Nghĩa là việc mạng lưới thần kinh ức chế bị mòn không chỉ ảnh hưởng tới quyết định chọn thực phẩm nói riêng, mà còn ảnh hưởng tới khả năng chống lại mọi cám dỗ khác, và việc ra quyết định đúng đắn.

Nói cách khác, chế độ ăn nhiều đường có thể khiến ta bị "lú lẫn" vì đường có thể phá vỡ sự hình thành trí nhớ.

Một vùng não khác bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn nhiều đường là vùng hồi hải mã - trung tâm điều phối trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy những con chuột ăn chế độ ăn nhiều đường bị suy giảm trí nhớ, khi chúng thể hiện kém hơn trong một bài kiểm tra ghi nhớ sự vật ở các vị trí nhất định. Các nhà khoa học quan sát thấy chế độ ăn nhiều đường đã gây viêm trong vùng hồi hải mã đồng thời giảm số lượng tế bào thần kinh mới sinh ra ở khu vực.

Vậy làm thế nào để bảo vệ não của ta khỏi đường?

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả chúng ta nên hạn chế tiêu thụ lượng đường phụ gia ở dưới ngưỡng 5% calo hàng ngày, nghĩa là khoảng 25g (tương đương 6 muỗng cà phê).

Đối với nhiều người trong số chúng ta đang tiêu thụ tới 85g (tương đương 20 muỗng cà phê) đường mỗi ngày, đây là một thử thách thực sự lớn.

Nhưng có một điều quan trọng cần nhớ, đó là não bộ có độ dẻo dai để thay đổi và đưa ta vào cơn nghiện đường, nó cũng có khả năng cai được và đưa ta ra khỏi đó. Một khi ta giảm dần lượng đường văn vào mỗi ngày và giữ cho nhu cầu tiêu thụ đường dưới ngưỡng 5% calo mỗi ngày đủ lâu, ta sẽ tự thích nghi được với chế độ ăn mới.

Trong quá trình đó, việc tập thể dục hay bổ sung các thực phẩm giàu omaga-3 (có trong dầu cá và các loại hạt) cũng có tác dụng bảo vệ và làm tăng tốc độ phục hồi cho hệ thần kinh. Omaga-3 được chứng minh sẽ giúp não bộ hình thành tế bào thần kinh mới.

Dù quá trình cai đường sẽ rất khó khăn, nhưng vạn sự khởi đầu nan, thực hiện nó ngay ngày hôm nay là một bước đầu cần thiết để tiến tới thành công. Sau đó, chắc chắn ta sẽ có được một sức khỏe tốt hơn, tinh thần minh mẫn hơn.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).