Khoảng cuối tháng 11/2019, cảnh sát Liên minh Châu Âu loại bỏ hơn 26,000 thông tin tuyên truyền của phiến quân IS trên các mạng xã hội trong chiến dịch quy mô lớn.
Eric Van Der Sypt, công tố viên liên bang Bỉ nói trong cuộc họp báo: “Theo như chúng tôi biết, IS không còn hiện diện trên Internet nữa và chúng tôi sẽ xem chúng có thể hồi sinh trên không gian mạng vào lúc nào”
Đây là kết quả của chiến dịch truy quét hoạt động tuyên truyền của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên các nền tảng mạng xã hội do lực lượng cảnh sát Liên minh Châu Âu (Europol) tiến hành. Chiến dịch được coi như một đòn giáng nặng nề nhằm xóa sổ sự hiện diện của IS trên các dịch vụ trực tuyến như Google hay Twitter.
Cảnh sát Châu Âu thực thi chiến dịch bằng cách gắn cờ "tuyên truyền khủng bố" với 26,000 video, bài đăng, tài khoản mạng xã hội và kênh YouTube rồi gửi chúng tới các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến để loại bỏ. Giới chức Châu Âu cũng xác nhận các dịch vụ như Google, Twitter, Instagram và Telegram đã tích cực hợp tác nhằm phá vỡ các hoạt động khủng bố.
Alberto Rodríguez Vázquez, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của lực lượng Phòng vệ Dân sự Tây Ban Nha, cho biết cảnh sát đã bắt một nghi phạm có hành vi truyền bá tư tưởng cực đoan trong khuôn khổ chiến dịch.
Những động thái mới nhất là một phần trong nỗ lực không ngừng của EU và các quốc gia thành viên nhằm phá vỡ mạng lưới liên lạc của các tổ chức khủng bố. Hồi tháng 04/2018, cơ quan thực thi pháp luật của EU, Canada và Mỹ đã tịch thu máy chủ và dữ liệu từ IS, buộc tổ chức phải tiến hành hoạt động tuyên truyền dựa vào các dịch vụ nhắn tin và mạng xã hội.
Europol tuyên bố: “Việc IS chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến này cho phép Europol và các điều tra viên tập trung vào những mạng xã hội được những kẻ tuyên truyền cho IS sử dụng”.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.