Khủng Hoảng Lương Thực – Châu Á Sẽ Cần Đầu Tư Thêm 800 Tỷ USD

30 Tháng Mười Một 20198:00 CH(Xem: 4189)
Khủng Hoảng Lương Thực – Châu Á Sẽ Cần Đầu Tư Thêm 800 Tỷ USD
Khủng Hoảng Lương Thực – Châu Á Sẽ Cần Đầu Tư Thêm 800 Tỷ USD

Theo Báo cáo Thách thức Lương thực Châu Á được công bố khoảng cuối tháng 11/2019, Châu Á đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng lương thực do "không thể tự cung cấp đủ lương thực" phục vụ nhu cầu.

Dân số Châu Á đang ngày càng gia tăng và người tiêu dùng cũng có nhu cầu thực phẩm an toàn, bền vững và tốt cho sức khoẻ hơn. Báo cáo cho rằng Châu Á cần đầu tư thêm 800 tỷ USD cho sản xuất lương thực trong 10 năm tiếp theo.

Theo Báo cáo do PwC, Rabobank và hãng đầu tư Singapore Temasek đồng thực hiện: “Nếu không đầu tư như vậy, chúng tôi tin rằng ngành lương thực sẽ khó đáp ứng được nhu cầu, dẫn tới khủng hoảng lương thực tồi tệ hơn cho Châu Á. Châu Á đang không thể tự cung cấp đủ lương thực mà phụ thuộc vào nhập khẩu thông qua các chuỗi cung ứng dài từ Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi”.

Nhận định tương đồng với một báo cáo tại Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2018. Báo cáo cho biết: “Nhìn chung, các quốc gia tại Mỹ Latin, Đông Phi và Nam Á đang là các nước xuất khẩu ròng lương thực, trong khi đó phần còn lại của Châu Á và Châu Phi vẫn đang nhập khẩu ròng”. Điều này có nghĩa là Châu Á đang phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu lương thực.

Ông Richard Skinner, đại diện tham gia báo cáo trên của PwC cho biết: “Lương thực là một chủ đề nhạy cảm. Trong lịch sử đã có nhiều cuộc chiến và nổi dậy vì vấn đề lương thực. Và điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra. Chúng ta đang quá phụ thuộc về công nghệ và lương thực vào các nước khác. Nếu không giải quyết điều này, các vấn đề sẽ sớm gõ cửa”

Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề khi gây ra những biến động về nguồn cung và giá cả. Báo cáo trên chỉ ra rằng, thời tiết cực đoan có thể làm giảm năng suất và thay đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích đất cho canh tác nông nghiệp trên một người tại Châu Á được dự báo sẽ giảm 5% vào năm 2030.

Trong khi đó, dân số Châu Á có thể tăng thêm 250 triệu người trong thập kỷ tiếp theo - tương đương dân số của Indonesia. Ông Skinner nói với CNBC: “Khi nhìn vào tổng thể, với biến đổi khí hậu, dân số tăng và người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn, ta sẽ thấy một bức tranh đáng sợ. Nếu không giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ trong 10 năm tiếp theo”

Theo Skinner, trong số 800 tỷ USD cần đầu tư thêm cho ngành lương thực trong thập kỷ tới, công nghệ và đổi mới sẽ là yếu tố then chốt. Khoảng một nửa số đầu tư có thể nằm ở Trung Quốc. Anuj Maheshwari, đại diện của Temasek, nói: “Cơ hội đầu tư lớn nhất cho ngành lương thực Châu Á có lẽ là ở Trung Quốc”. Ông cho biết các công ty dùng công nghệ tự động thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp đã xuất hiện tại Trung Quốc.

Ví dụ, công ty DJI, có trụ sở tại Thẩm Quyến, chuyên sản xuất máy bay tự lái dùng cho nông nghiệp, có thể phun thuốc trừ sâu và phân bón, cũng như tìm ra nguồn phát tán dịch bệnh. Theo hãng phân tích Skylogic Research, hồi năm 2018, công ty nắm giữ hơn 70% thị phần máy bay tự lái dân sự toàn cầu.

Đó cũng là lý do các thành phố Trung Quốc như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, có thể trở thành những trung tâm đổi mới nông nghiệp tiềm năng, báo cáo chỉ ra. Hiện Singapore và Bangalore của Ấn Độ là hai trong số những thành phố được xem là trung tâm đổi mới nông nghiệp của châu lục.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).