Đức Đóng Cửa Toàn Bộ Nhà Máy Điện Hạt Nhân, Tìm Chỗ Chôn Chất Thải Phóng Xạ Trong 1 Triệu Năm

03 Tháng Mười Hai 20198:30 CH(Xem: 7490)
Đức Đóng Cửa Toàn Bộ Nhà Máy Điện Hạt Nhân, Tìm Chỗ Chôn Chất Thải Phóng Xạ Trong 1 Triệu Năm
Đức Đóng Cửa Toàn Bộ Nhà Máy Điện Hạt Nhân

Với quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân của mình, Đức phải đối mặt với một câu hỏi đau đầu khác. Làm thế nào để chôn 28,000 m3 chất thải phóng xạ chết người – thể tích tương đương 6 tòa tháp đồng hồ Big Ben – trong hàng triệu năm tới?

Câu hỏi hóc búa buộc các nhà khoa học Đức phải vào cuộc. Để chôn tổng cộng hơn 2,000 container chất thải phóng xạ, vùng đất đó phải nằm trong vùng đá rắn, để không có nguồn nước hay cơn động đất nào có thể làm rò rỉ chất thải ra ngoài. Đó là còn chưa kể đến các thách thức khổng lồ khác về mặt công nghệ - vận chuyển những chất thải chết người đó như thế nào, vật liệu nào có thể dùng để bao bọc được nó và thậm chí phải tính đến cả sự hiện diện của con người trong tương lai ở vùng đất đó.

Nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào tìm được một cộng đồng sẵn sàng cho phép một khu chôn lấp chất thải phóng xạ nằm ngay cạnh sân nhà mình. Trong khi thời hạn cuối cùng để đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân còn lại là vào năm 2022, hạn chót để chính phủ Đức tìm được nơi chôn lấp chất thải phóng xạ vĩnh viễn là vào năm 2031.

Đó là vì trong khi chưa tìm được những địa điểm như vậy, theo bà Schreurs, chủ tịch về chính sách môi trường và khí hậu tại Đại học Kỹ thuật Munich, các chất thải phóng xạ hiện được cất trong các kho chứa tạm thời, nhưng các cơ sở "chỉ được thiết kế để lưu trữ chất thải trong vài thập kỷ". Bà Schreurs cũng cho biết về mức độ chết người của loại rác thải phóng xạ: “Vốn là những thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân, nếu mở một thùng chứa các thanh nhiên liệu bên trong, ta sẽ gần như chết ngay lập tức. Chúng vô cùng nóng và rất khó để vận chuyển chúng một cách an toàn”. Vì vậy, hiện chúng đang được lưu trữ trong các container, nơi họ có thể làm lạnh chúng trong vài thập kỷ tiếp theo.

Trong khi đó, theo Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức cho biết mục tiêu của họ làm tìm được một kho chứa vĩnh cửu cho chất thải phóng xạ cường độ cao – "nơi mang lại các điều kiện an toàn và an ninh nhất có thể cho khoảng một triệu năm." Những khu vực như vậy sẽ nằm sâu dưới đất ít nhất là 1km.

Nằm giữa đá và vùng đất khô cằn

Một địa điểm như vậy phải nằm ở một có địa chất "rất ổn định". Bà Schreurs cho biết: “Nó không thể có động đất, nó không được có bất kỳ dấu hiệu nào của một dòng nước đi qua, nó cũng không được là loại đá quá xốp”

Phần Lan, nước có 4 nhà máy điện hạt nhân và dự định xây dựng thêm trong tương lai, đang là người đi đầu trong lĩnh vực chôn lấp chất thải phóng xạ. Chúng được cất giấu cẩn thận sâu giữa các nền đá granite trong lòng đất. Nhưng vấn đề đối với Đức là họ không có các mỏ đá granite như vậy. Thay vào đó, họ đang phải tìm ra giải pháp với những gì mình có trong tay – chôn chất thải phóng xạ giữa những khu vực như đá muối, đất sét và đá granite. Hơn nữa chính phủ Đức cũng không có kế hoạch xuất khẩu các chất thải này sang các quốc gia khác. Dù vậy, các nhà khoa học hy vọng vào năm 2020 có thể xác định các địa điểm khả thi tại Đức.

Đối với những chuyên gia truyền thông, họ lại có một nhiệm vụ khác. Làm thế nào để nói với các thế hệ tương lai – khi ngôn ngữ đã hoàn toàn khác biệt – rằng đừng nên động đến các khu vực nguy hiểm. Bà Schreurs ví chúng giống như việc thám hiểm các kim tự tháp Ai Cập: “Chúng ta cần tìm ra cách nào đó để nói với họ rằng tò mò không tốt ở đây”.

Quyền lực của nhân dân

Khó khăn của chính phủ Đức trong việc tìm kiếm địa điểm chôn lấp các chất thải chết người còn chồng chất hơn khi vấp phải sự phản đối từ người dân do thiếu tin tưởng vào khả năng duy trì an toàn cho những kho chứa này của chính phủ Đức. Ví dụ, các mỏ muối ở Asse và Morsleben, miền đông nước Đức, dù từng là nơi chứa chất thải phóng xạ mức độ trung bình trong những năm 1960 - 1970, cũng phải đóng cửa sau khi không đạt được các tiêu chuẩn an toàn hiện đại.

Những người phản đối các đoàn tàu chở chất thải phóng xạ đến làng Gorleben, đông nước Đức. Trong hơn 40 năm, những cư dân của ngôi làng Gorleben, vùng Hạ Saxony, đã đấu tranh đến cùng để ngăn việc xây dựng một kho chứa vĩnh cửu cho chất thải cường độ cao ngay trên mảnh đất của họ.

Trong nhiều thập kỷ, đã có vô số các cuộc biểu tình nhằm chống lại các đề xuất về những nơi chôn lấp. Những người biểu tình đã chặn các đường ray tàu hỏa để ngăn những con tàu mà họ gọi là "Chernobyl trên bánh xe" – các container chứa chất thải phóng xạ hướng đến kho chứa tạm thời ở Gorleben.

Với hơn 400 nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới, đa phần trong số đó đang sắp hết tuổi thọ của mình, việc lưu trữ chất thải phóng xạ sẽ trở nên ngày càng cấp bách hơn. Vì vậy, có thể xem nước Đức đang ở vị trí đặc thù để biết chính xác cách xử lý với những chất thải đó sẽ như thế nào. Điều này cũng sẽ trở thành bài học cho những người đi sau để giải quyết thách thức.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).