Khoảng đầu tháng 12/2019, lần đầu tiên, các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh khổng lồ đang có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao nhỏ bé, đã chết về dạng sao lùn trắng. Hành tinh có kích thước gấp 4 lần đường kính Trái Đất trong khi ngôi sao chủ kia chỉ có kích cỡ ngang ngửa Trái Đất.
Bởi vì cặp đôi hành tinh cách Trái đất tới 2000 năm ánh sáng, do đó chúng ta không thể quan sát trực tiếp được. Ngôi sao chủ có tên gọi WDJ0914+1914, nhưng vì ngôi sao lùn quá nóng, nó làm bốc hơi hành tinh quay quanh nó và người ta phát hiện được lớp khí quyển bị mất dần đi. Mỗi ngày, hành tinh mất 260 triệu tấn vật liệu mà nó mang theo. Phát hiện mới lần đầu tiên đem lại bằng chứng cho kết quả của các hành tinh khi ngôi sao chủ của nó chết.
Mặt Trời cũng là một ngôi sao, và trong tương lai nó sẽ tiến hoá thành sao lùn trắng tương tự ngôi sao kể trên, do đó điều này sẽ cho chúng ta dự đoán trước về tương lai của Hệ Mặt Trời. Ngôi sao lùn nằm trong chòm sao Cự Giải, mặc dù nó không còn nguyên liệu để có thể tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, tuy nhiên sức nóng của nó vẫn ở khoảng 25,000 độ C, gấp 5 lần bề mặt Mặt Trời.
Mặt Trời sẽ bắt đầu chuyển biến và chết dần trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Lúc này nó sẽ sử dụng hết toàn bộ nguyên liệu trong lõi. Quá trình sẽ làm cho Mặt Trời phình đại lên và sẽ nuốt chửng Sao Thuỷ, Sao Kim, có thể là cả Trái Đất. Nhưng khi nó phình ra, lực hấp dẫn lên những phần bề mặt ngoài sẽ yếu đi và sẽ giải phóng những phần này vào không gian. Lúc bấy giờ chúng ta có thể nhìn được một vầng tinh vân bao quanh cái lõi siêu nóng (Sao lùn trắng).
- Từ khóa :
- WDJ0914+1914
- ,
- Hệ Mặt Trời
- ,
- Sao lùn trắng
- ,
- chòm sao Cự Giải
Gửi ý kiến của bạn