Mỹ đã cấm cửa các thiết bị phục vụ hạ tầng 5G của Huawei, các nhà mạng vẫn đang tìm kiếm giải pháp thay thế của Nokia hay Ericsson nhưng trong một chuyển biến mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy tiến trình 5G tại Mỹ cũng như tránh sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Khoảng đầu tháng 12/2019, tập đoàn phát triển tài chính Mỹ (USIDFC hay DFC) - một cơ quan thuộc chính phủ liên bang, đã vừa công bố dùng nguồn vốn 60 tỷ USD để giúp các công ty Mỹ cạnh tranh với Huawei trên toàn cầu về mảng thiết bị 5G.
Hiện thị trường thiết bị phục vụ cho hạ tầng mạng 5G đang được nắm giữ bởi một số công ty như Huawei, Nokia, Ericsson và Samsung. Chỉ có một số quốc gia phát triển trên thế giới bắt đầu triển khai 5G và nói về quy mô phủ sóng toàn lãnh thổ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 quốc gia đầu tiên.
Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách các thực thể nguy hiểm đối với an ninh quốc gia và ra sức ngăn chặn sự lan rộng của Huawei trên toàn cầu khi cảnh báo các nước đồng minh và nhiều quốc gia khác về rủi ro bảo mật khi sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, giám đốc điều hành USIDFC - Adam Boehler xác nhận rằng tập đoàn sẽ dùng nguồn quỹ để trợ cấp cho các công ty phát triển thiết bị 5G nhằm cạnh tranh với Huawei tại các nước đang phát triển.
Báo cáo được đưa ra sau khi có tin đồn hồi tháng 10/2019 rằng giới chức Mỹ đang nghĩ đến chuyện cấp tín dụng cho Ericsson và Nokia để giúp họ lôi kéo khách hàng khỏi Huawei. Tuy nhiên, những tập đoàn với quỹ tài chính lớn như USIDFC chỉ có thể sử dụng tài nguyên của họ để hỗ trợ cho các công ty Mỹ hoặc các thực thể có chủ quyền hoạt động ở các nước đang phát triển.
Sự cần thiết của những thực thể như USIDFC xuất phát từ thực tế rằng không có công ty Mỹ nào có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu lẫn địa phương trong thị trường thiết bị phục vụ hạ tầng mạng 5G. Giới chức chính phủ đã yêu cầu Cisco và Oracle phát triển thiết bị cho các nhà mạng nhưng cả 2 công ty đều từ chối bởi chi phí đầu tư quá lớn.
- Từ khóa :
- Mỹ
- ,
- thiết bị 5G
- ,
- Huawei
Gửi ý kiến của bạn