Đàm Phán Mỹ-Trung Đang Vướng Mắc Về Khối Lượng Mua Nông Sản

08 Tháng Mười Hai 20198:00 CH(Xem: 4714)
Đàm Phán Mỹ-Trung Đang Vướng Mắc Về Khối Lượng Mua Nông Sản
Đàm Phán Mỹ-Trung Đang Vướng Mắc Về Khối Lượng Mua Nông Sản

Khoảng đầu tháng 12/2019, Trung Quốc lên tiếng trấn an rằng cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vẫn đang tiếp diễn, nhưng nguồn thạo tin tiết lộ với trang Wall Street Journal rằng hai bên còn đang tranh cãi về việc Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu nông sản Mỹ.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết hai đoàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn giữ liên lạc chặt chẽ. Ông Gao không đưa ra chi tiết cụ thể nào về cuộc đàm phán, nhưng tái khẳng định quan điểm của Bắc Kinh rằng để có thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, thuế quan trừng phạt mà Washington đã áp lên hàng hóa Trung Quốc phải được dỡ bỏ.

Trong những ngày gần đây, phía Mỹ tỏ ra kém lạc quan hơn về khả năng sớm đạt một thỏa thuận với Trung Quốc. Nguồn thạo tin nói hai bên tiếp tục bất đồng về giá trị nông sản Mỹ mà Trung Quốc sẽ mua.

Tổng thống Donald Trump từng nói rõ ông kỳ vọng Trung Quốc mua 40-50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong vòng 2 năm. Đây là một con số lớn nếu so với mức 8.6 tỷ USD hàng hóa nông sản mà Trung Quốc mua của Mỹ trong 2018, đồng thời gấp đôi mức nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc trước khi thương chiến nổ ra vào 2018.

Theo nguồn tin, chính quyền ông Trump muốn Bắc Kinh công khai vạch rõ kế hoạch mua nông sản Mỹ và không ràng buộc việc mua nông sản với các điều kiện thị trường. Về phần mình, Trung Quốc không muốn đưa ra cam kết như vậy vì nếu làm thế, họ có thể phải giảm mua nông sản của các quốc gia khác, gây rạn nứt quan hệ.


Ngoài ra, hai bên còn chưa nhất trí về mức độ dỡ thuế quan. Hiện Mỹ đã áp thuế quan trừng phạt lên khoảng 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nếu hai bên không đạt thỏa thuận trước ngày 15/12, Mỹ sẽ áp thuế bổ sung 15% lên khoảng 165 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa.

Nguồn tin cho biết, Mỹ sẵn sàng rút lại kế hoạch áp thuế ngày 15/12/2019, nhưng ông Trump và Đại diện thương mại Robert Lighthizer không muốn dỡ thuế quan đã được áp lên hàng hóa Trung Quốc. Ông Trump và ông Lighthizer muốn rằng mức độ mà họ dỡ thuế hàng hóa Trung Quốc tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu nông sản Mỹ và cam kết chắc chắn như thế nào trong việc mua nông sản.

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng thời gian gần đây do Mỹ thông qua các dự luật về vấn đề Hồng Kông và Tân Cương. Động thái của Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và cảnh báo trả đũa từ phía Trung Quốc.

Trang Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ sớm công bố một "danh sách thực thể không đáng tin cậy" có thể dẫn tới việc trừng phạt các công ty, tổ chức và cá nhân Mỹ. Lời cảnh báo về một danh sách như vậy được Trung Quốc đưa ra lần đầu tháng 05/2019, không lâu sau khi Mỹ đưa hãng công nghệ Trung Quốc vào "danh sách đen" thương mại.

Chứng khoán Mỹ sụt điểm mạnh sau khi ông Trump nói rằng ông không ngại hoãn việc chốt thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc cho tới sau bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Một ngày sau, ông lại nói đàm phán thương mại đang diễn ra "rất tốt đẹp".

51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
35
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).