Biến Đổi Khí Hậu Khiến Đại Dương Đang Cạn Dần Oxy

17 Tháng Mười Hai 20198:15 SA(Xem: 5626)
Biến Đổi Khí Hậu Khiến Đại Dương Đang Cạn Dần Oxy
Biến Đổi Khí Hậu Khiến Đại Dương Đang Cạn Dần Oxy

Khoảng giữa tháng 12/2019, theo một báo cáo tổng hợp từ 67 nhà khoa học từ 17 nước, kết luận rằng mức độ oxy trong đại dương đã giảm khoảng 2% kể từ giữa thế kỉ 20 và lượng nước bị thiếu hụt oxy đã tăng lên 4 lần kể từ những năm 1960. Kết quả được đăng tải tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu để thuyết phục các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới lên kết hoạch bảo vệ, đề phòng việc thiếu hụt oxy ở đại dương trong tương lai.

Nguyên nhân đến từ hai tác nhân chính gây ra: Ô nhiễm và các khủng hoảng khí hậu. Việc để cho nước xả thải xả ra đại dương, cũng như lượng nito phát thải ra từ các nhiên liệu hoá thạch, sự phát triển của tảo biển dẫn tới gây cạn kiệt oxy trong nước. Tuy nhiên quá trình rất dễ khắc phục.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần dây, các nhà khoa học nghiên cứu rằng việc nhiệt độ đại dương tăng cũng ảnh hưởng đến nồng độ oxy của nó. Nước có nhiệt độ ấm hơn khó giữ oxy hơn, bên cạnh đó lượng nước giữ oxy có xu hướng nổi lên bên trên bề mặt chứ không hoà vào các tầng nước sâu ở bên dưới dẫn đến sự lưu thông oxy tổng thể không được cao. Theo nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ toàn cầu chịu trách nhiệm cho sự thất thoát hơn 50% lượng oxy ở mặt nước sâu 1000 mét của đại dương, nơi có sự phong phú loài rất rộng lớn và là ngôi nhà của hầu hết các sinh vật biển. Điều này khó khắc phục hơn nguyên nhân bên trên và gần như không thể đảo ngược quá trình.


Dù 2% oxy bị thất thoát nghe có vẻ không lớn, tuy nhiên xét ở mức độ vĩ mô môi trường, nó mang một ý nghĩa rất lớn. Thiếu 2% oxy trong môi trường sống tương tự như ta đang leo lên một đỉnh núi Everest, và sẽ tới thời điểm mà độ cao ở đó giảm mất 2% lượng oxy, lúc bấy giờ ta sẽ thấy ngay sự khác biệt trong cơ thể. Hiện tượng thiếu oxy ảnh hưởng đến các sinh vật như cá ngừ, cá hề, cá mập, vân vân. Những con cá cần oxy sẽ tiếp cận mặt nước gần hơn để có đủ oxy, và khả năng bị đánh bắt sẽ rất lớn.

Vòng tuần hoàn oxy trong biển thay đổi cũng dẫn tới nồng độ nito và phốt pho trong nước thay đổi. Nếu không có bất kì động thái ngăn chặn phát thải khí nhà kính, theo dự đoán đại dương sẽ tiếp tục mất thêm 3 tới 4% khi thế kỉ 21 kết thúc.

51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
35
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).