Mỹ-Hàn Tiếp Tục Bất Đồng Về Đàm Phán Chi Phí Quân Sự
22 Tháng Mười Hai 20198:30 SA(Xem: 2322)
Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Hàn Quốc là ‘quốc gia giàu có’, và cần bỏ ra nhiều hơn cho chi phí binh lính Mỹ đồn trú. Trong khi đó, nhiều nhà lập pháp Seoul lại nói rằng Washington đang muốn họ trả số tiền hơn 5 tỷ USD, gấp năm lần ngân sách đồn trú chính phủ Hàn Quốc thông qua trong năm 2019.
Tuy nhiên, người đứng đầu đoàn đàm phán Mỹ James DeHart trả lời giới truyền thông sau cuộc gặp cho biết, số tiền trên (5 tỷ USD) không phải là con số nước Mỹ đang tập trung trong các cuộc đàm phán. Cho tới khi hai bên đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ giải thích về số tiền.
Khi được hỏi về hạn chót cho các cuộc thảo luận tiếp theo, ông DeHart nói rằng ông không thể đưa ra thời điểm cụ thể, nhưng cả hai bên sẽ đàm phán hăng hái trong dịp năm mới và tháng 01/2020 để có thể hoàn thành thỏa thuận.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau đó tuyên bố rằng, nhóm đàm phán do ông Jeong Eun-bo dẫn đầu đã nhấn mạnh về sự cần thiết việc đạt được một thỏa thuận công bằng, hợp lý và được cả hai bên chấp nhận sẽ giúp tăng cường liên minh giữa hai nước. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào được thông qua, ngay lập tức sẽ có hàng nghìn viên chức Hàn Quốc làm việc cho quân đội Mỹ sẽ buộc phải nghỉ việc không lương.
Hiện nhiều cuộc biểu tình phản đối vấn đề Mỹ đòi thêm chi phí quân sự đang diễn ra tại Hàn Quốc. Trang Reuters trích dẫn cuộc khảo sát do Hội đồng các vấn đề quốc tế Chicago cho biết, chỉ có 4% người Hàn tham gia khảo sát ủng hộ việc Seoul chấp nhận theo yêu cầu của Washington. Trong khi đó, có tới 74% trong số đó cho biết họ ủng hộ việc lính Mỹ hiện diện lâu dài tại Hàn Quốc.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.