Ngân sách xây căn cứ mới cho lính Mỹ ở Okinawa dự kiến lên tới 930 tỷ yen (8.5 tỷ USD), cao gần gấp ba lần ước tính ban đầu.
Năm 2013, Mỹ nhất trí trả lại khu đất được dùng làm căn cứ không quân thủy quân lục chiến Futenma trên đảo Okinawa để di dời đến địa điểm mới ở huyện duyên hải Henoko thuộc thành phố Nago cùng hòn đảo từ năm 2022. Tuy nhiên, sau cuộc họp với giới chuyên gia hôm qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết kế hoạch có thể bị chậm tiến độ tới thập niên 2030.
Quá trình xây dựng căn cứ mới mang tên Camp Schwab bắt đầu được chính quyền Nhật Bản tiến hành vào tháng 12/2018 trên khu đất rộng 160 ha ngoài khơi Henoko, nhưng phát hiện nền đất khu vực yếu. Do đó, Bộ Quốc phòng muốn xây dựng 71,000 cọc móng nhằm củng cố nền đất.
Bộ Quốc phòng Nhật ước tính quá trình san lấp mặt bằng cho dự án sẽ kéo dài hơn 9 năm, gần gấp đôi ước tính ban đầu. Chi phí cho toàn bộ dự án cũng tăng gần gấp ba so với mức 350 tỷ yên được đưa ra trước đây.
Kế hoạch xây dựng điều chỉnh sẽ được trình chính quyền tỉnh Okinawa thông qua năm 2020. Dù vậy, Thống đốc Okinawa Denny Tamaki, người phản đối kế hoạch di dời, nhiều khả năng không chấp thuận việc thay đổi. Chính quyền trung ương Nhật Bản cho rằng việc xây dựng căn cứ mới ở Henoko là cách duy nhất để trả lại khu đất Futenma.
Nhiều người Okinawa phản đối kế hoạch di dời Futenma, cho rằng căn cứ Mỹ phải được chuyển hẳn ra khỏi hòn đảo, nơi 70% diện tích đất được dành cho các cơ sở quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Một cuộc trưng cầu dân ý ở tỉnh Okinawa hồi tháng 02/2019 cho thấy hơn 70% người dân phản đối kế hoạch chuyển căn cứ Mỹ sang địa điểm khác trong tỉnh.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.