Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt

28 Tháng Mười Hai 20198:00 CH(Xem: 5195)
Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt
Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt

Nga đang đẩy mạnh quá trình "balkan hóa" công nghệ và hạ tầng của mình trong những tháng gần đây. Đạo luật "Chủ quyền Internet" do Chính phủ Nga ban hành - trong đó cho phép các nội dung trên mạng có thể bị chặn trong "các tình huống khẩn cấp" - đã đi vào hiệu lực từ tháng 11/2019, và Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ký tiếp một đạo luật cấm bán các thiết bị không được cài sẵn các ứng dụng của Nga.

Khoảng cuối tháng 12/2019, Bộ truyền thông Nga công bố đã thử nghiệm thành công một giải pháp thay thế cho Internet trên quy mô toàn quốc. Hiện chưa rõ mạng lưới hoạt động ra sao, nhưng Bộ truyền thông Nga khẳng định người dùng đã không để ý thấy bất kỳ thay đổi nào trong quá trình duyệt web thông thường của họ trong suốt thời gian diễn ra thử nghiệm.

Các quốc gia như Trung Quốc, Iran, và Ả-rập Saudi trước đây đã từng có các chính sách hạn chế các nội dung mà công dân có thể truy cập và cách thức họ có thể liên lạc với người khác trên Internet. Dự án mang tên Runet của Nga - được cho là cũng sẽ đi theo hướng đó - cho phép chính phủ lọc các nội dung nhạy cảm thông qua các bộ máy kiểm duyệt của chính họ. Giáo sư Alan Woodward, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Surrey, cho biết: “Runet yêu cầu các ISP và các công ty viễn thông cấu hình Internet trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như một mạng intranet khổng lồ, giống như một tập đoàn lớn vẫn thường làm”

Loại hình hạ tầng mới sẽ khiến các VPN rất khó truy cập đến các nội dung bị chặn. Và thực tế, cũng rất khó để nói được cuộc thử nghiệm đã thành công như thế nào, hay Nga đã đi xa được đến đâu trong quá trình tiến tới mục tiêu tạo ra Đại Tường lửa của chính mình.

Các kỹ thuật viên công nghệ từng đưa ra giải thuyết về một "thế giới mạng bị chia cắt" (splinternet - ghép của từ split, chia cắt, và từ Internet) trong gần 20 năm qua. Trong bối cảnh các siêu cường như Trung Quốc và Nga đưa ra các giải pháp nhằm "balkan hóa" hạ tầng của họ, sẽ có thêm nhiều quốc gia khác theo chân, và viễn cảnh tương lai của Internet có thể sẽ rất khác so với những gì chúng ta thấy hiện nay.


50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
31
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).