Facebook Cấm Mọi Video Deepfake Và Các Nội Dung Dàn Dựng

09 Tháng Giêng 20208:15 CH(Xem: 5567)
Facebook Cấm Mọi Video Deepfake Và Các Nội Dung Dàn Dựng
Facebook Cấm Mọi Video Deepfake Và Các Nội Dung Dàn Dựng

Khoảng đầu tháng 01/2020, Facebook tuyên bố rằng các video deepfake và các nội dung media có tính dàn dựng sẽ bị cấm khỏi nền tảng mạng xã hội của hãng.

Công ty cho biết đang thử nhiều hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề, bao gồm điều tra các hành vi mờ ám, có biểu hiện lừa đảo, trong các nội dung do AI tạo ra, đồng thời hợp tác với các học viện, chính phủ, và các công ty trong ngành công nghiệp để xác định chính xác hơn các nội dung bị dàn dựng.

Facebook cho biết: “Các nội dung dàn dựng có thể được thực hiện thông qua các công nghệ đơn giản như Photoshop, hay thông qua các công cụ tinh vi sử dụng trí tuệ nhân tạo hoặc các kỹ thuật 'deep learning' để tạo ra các video xuyên tạc thực tế - thường được gọi là 'deepfake'. Dù các video như vậy vẫn còn hiếm trên Internet, chúng cho thấy một thách thức đáng kể đối với ngành công nghệ và xã hội khi chúng bị lợi dụng ngày càng nhiều hơn”

Công ty định nghĩa các loại nội dung "deepfake" sẽ bị xóa bỏ khỏi nền tảng như sau:
- Nội dung đã bị chỉnh sửa hoặc tổng hợp - trừ việc tinh chỉnh để tăng độ trong trẻo hoặc tăng chất lượng hiển thị - theo những cách không rõ ràng đối với một người bình thường và nhiều khả năng sẽ gây hiểu lầm cho ai đó, khiến họ nghĩ rằng một chủ thể trong video nói những thứ họ không thực sự nói.
- Nội dung là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo hoặc machine learning, trong đó có việc ghép, thay thế, hoặc chồng các nội dung khác vào video, khiến nó có vẻ như thật.

Chính sách mới của Facebook không ảnh hưởng đến các nội dung được dàn dựng cho mục đích tấu hài hoặc châm biếm. Các video bị đánh dấu vi phạm sẽ trải qua một khâu đánh giá bởi các đối tác kiểm tra bên thứ ba để xác định xem nội dung video có thực sự sai trái hay không. Nếu có, Facebook sẽ tìm cách "giảm đáng kể sự phát tán của nó" lên các newsfeed hoặc từ chối xuất bản nó, nếu nó được sử dụng như một quảng cáo.

Chưa hết, những người tìm cách chia sẻ nội dung trước khi nó hoàn toàn bị loại bỏ khỏi website sẽ nhận được một cảnh báo rằng nội dung đó không đúng sự thật. Facebook cho biết thêm rằng hãng đã thiết lập một mối quan hệ đối tác với Reuters để giúp trung tâm tin tức trên toàn thế giới nhận diện deepfake và các nội dung dàn dựng thông qua một khóa đào tạo trực tuyến miễn phí.

Facebook tuyên bố: “Các tổ chức tin tức ngày càng dựa nhiều vào các bên thứ ba để xem xét một khối lượng lớn các hình ảnh và video, và việc xác định được những nội dung bị dàn dựng quả thực là một thách thức đáng kể. Chương trình có mục tiêu hỗ trợ các trung tâm tin tức thực hiện công việc”

Hồi tháng 09/2019, Giám đốc công nghệ của Facebook là Mike Schroepfer cho biết công ty đang tạo ra các nội dung deepfake của chính mình nhằm giúp phát hiện tốt hơn các nội dung bị dàn dựng và xóa bỏ chúng.

Schroepfer viết trong một bài blog: “Mục tiêu là tạo ra công nghệ mà mọi người đều dùng được để phát hiện tốt hơn khi nào AI được dùng vào việc thay đổi nội dung một đoạn video nhằm gây hiểu nhầm cho người xem”.

Năm 2018, công ty đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các thành viên của Quốc hội Mỹ, bao gồm dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez và ứng viên tổng thống, thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, vì chính sách đối với việc kiểm tra thông tin trong các quảng cáo mang tính chính trị.

Facebook cho biết trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không kiểm tra các quảng cáo mang tính chính trị nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Chính sách gây tranh cãi này đã bị chỉ trích sau khi Tổng thống Donald Trump cho chạy những quảng cáo chính trị với những thông tin sai sự thật về cựu phó tổng thống Joe Biden.

Theo chính sách của Facebook: “Các bài đăng và quảng cáo từ các chính trị gia nói chung không bị kiểm tra. Để đánh giá khi nào nên áp dụng điều này, chúng tôi sẽ yêu cầu các đối tác kiểm tra xem xét thông tin về các chính trị gia ở mọi cấp độ”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).