Những đường gợn bụi và khí làm nên cái tên Tinh vân Sao Cháy. Màu cam và màu tím của tinh vân có mặt ở các vùng khác nhau và được tạo ra bởi các quá trình khác nhau. Ngôi sao sáng AE Aurigae, có thể thấy ở phía hình ảnh bên trái, nóng đến mức có màu xanh lam, phát ra ánh sáng tràn đầy năng lượng đến nỗi đánh bật các electron ra khỏi vùng khí xung quanh. Khi một proton thu lại một electron, nó thườn phát ra ánh sáng đỏ (được mô tả ở đây bằng màu cam). Sắc màu của vùng màu tím là sự pha trộn giữa ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh do AE Aurigae phát ra nhưng bị phản xạ bởi bụi xung quanh. Hai vùng được gọi là tinh vân phát xạ và tinh vân phản xạ. Hình ảnh được chụp trong bảng màu Hubble, Tinh vân Sao Cháy, có tên chính thức là IC 405, nằm cách chúng ta khoảng 1,500 năm ánh sáng, chiều dài khoảng 5 năm ánh sáng và có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng nhỏ hướng về phía chòm sao Charioteer (Auriga – Chòm Ngự Phu).
- Từ khóa :
- IC 405
- ,
- Tinh Vân Sao Cháy
- ,
- ảnh thiên văn
Gửi ý kiến của bạn