Các đám cháy rừng ở Úc hiện vẫn đang tiếp tục và theo NASA theo dõi, có những đám khói đã dựa vào các cơn bão được tạo ra từ các đám mây vũ tích đã bay lên tận tầng bình lưu và dự kiến chúng sẽ bay vòng quanh trái đất trong vài ngày tiếp theo.
Các đám cháy rừng ở Úc lớn đến mức chúng tự tạo ra hệ thời tiết riêng của mình. Còn tầng bình lưu là lớp không khí ở cách bề mặt Trái Đất từ 10 đến 50km, cực cao và cực xa bởi bình thường khi ta đi máy bay chúng ta mới chỉ bay ở mức 10km so với mặt đất.
Trong báo cáo của các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ cho Hiệp hội Khí tượng Mỹ tại một cuộc họp ở Boston, lượng khói tương đương với quy mô phun trào của 1 ngon núi lửa lớn. Họ cho rằng lượng khói có thể tương đương với đợt phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là đợt phun trào lớn nhất được ghi lại trong lịch sử.
Theo lý thuyết, nếu một vụ phun trào núi lửa đủ lớn nó có thể đưa đủ khí dung vào khí quyển để có tác dụng làm mát. Tuy nhiên, các chất hóa học từ núi lửa lại khác với các đám mây vũ tích (pyroCbs) thế nên hiện chưa rõ chúng sẽ có tác dụng làm mát hay chúng sẽ làm nóng thêm bầu không khí vốn đang rất nóng của Trái Đất. Chúng ta còn chưa rõ là khả năng lưu lại của đám khói này trong tầng bình lưu là bao lâu để có đủ thời gian diễn ra các phản ứng hóa học và cũng chưa rõ chúng có thể lên cao hơn nữa, tác động thẳng tới tầng ozone hay không. Cũng theo lý thuyết, khi lên tới khu vực tầng ozone thời gian đọng lại của chúng có thể kéo dài đến nửa năm bởi chúng sẽ được tiếp sức bởi sức nóng của Mặt Trời.
Với các nhà khoa học, đây sẽ là 1 ví dụ thực tế rất quý giá bởi những hiểu biết của con người về mây vũ tích vẫn còn rất hạn chế bởi để có được dữ liệu từ những đám cháy rừng đủ lớn không phải là dễ. Hy vọng họ sẽ tìm ra câu trả lời sớm việc các đám khói sẽ thực sự giúp chúng ta hay nó lại làm các vấn đề ô nhiễm của con người trở nên trầm trọng hơn.
- Từ khóa :
- Cháy Rừng
- ,
- Australia
- ,
- Tầng Bình Lưu
Gửi ý kiến của bạn