Phát Hiện Phần Mềm Do Thám Trong Lĩnh Vực Viễn Thông Và Điện Lực

24 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 10997)
Phát Hiện Phần Mềm Do Thám Trong Lĩnh Vực Viễn Thông Và Điện Lực
blank
Vào cuối tuần thứ ba của tháng 11/2014, tập đoàn Symantec – chuyên cung cấp về những giải pháp bảo mật và lưu trữ thông tin cho biết đã phát hiện một phần mềm độc hại nguy hiểm được sử dụng từ năm 2008 nhằm theo dõi các chính phủ, công ty, và cá nhân. Phần mềm độc hại có tên là Regin.

Công cụ gián điệp Regin sử dụng một số tính năng tàng hình để tránh bị phát hiện đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể về thời gian và các nguồn lực, có thể phần mềm độc hại mới là một sản phẩm được bảo hộ bởi chính phủ của một quốc gia, tuy nhiên công ty không tiết lộ quốc gia nào đứng sau việc này. Thiết kế của virus thích hợp với các chiến dịch theo dõi dài hạn và ngay cả khi phát hiện sự hiện diện của nó, thì vẫn rất khó khăn để xác định những gì nó đang làm.

Tính chất tùy biến cao của Regin cho phép một loạt các khả năng cho phép kẻ tấn công truy cập hệ thống từ xa, bao gồm cả mật mã và đánh cắp dữ liệu, tước quyền điều khiển và nhấn chuột, thậm chí là chụp ảnh màn hình máy tính bị nhiễm virus. Các máy nhiễm phần mềm độc hại khác đã được xác định lưu lượng truy cập mạng lưới theo dõi và phân tích email từ các cơ sở dữ liệu Exchange.

Một số mục tiêu chủ yếu của Regin bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty viễn thông. Trong lĩnh vực này đã xuất hiện các phần mềm phức tạp được sử dụng để theo dõi các cuộc gọi và thông tin liên lạc được đinh tuyến thông qua cơ sở hạ tầng của công ty. Ngoài ra, các công ty trong lĩnh vực hàng không, năng lương, du lịch và nghiên cứu cũng là mục tiêu mà virus độc hại hướng tới.


Các chuyên gia của Symantec cho biết mục tiêu địa lý của phần mềm độc hại cũng rất đa dạng, trong đó số máy tính bị nhiễm độc ở Nga và Arab Saudi là bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo đó là Ireland, Mexico và Ấn Độ.

Công ty phát triển phần mềm chống virus cũng cho rằng kiến trúc đa tầng của Regin gợi nhớ đến phần mềm độc hại Stuxnet, một phần mềm virus máy tính tinh vi được phát hiện sử dụng để tấn công cơ sở làm giàu hạt nhân của Iran vào năm 2010 và Duqu - phần mềm độc hại sử dụng mã Stuxnet được thiết kế cho các hoạt động do thám thay vì phá hoại.

Công ty cũng cho biết còn nhiều thành phần của Regin vẫn chưa được phát hiện, chức năng bổ sung và một số phiên bản thay thế khác có thể còn tồn tại.

Công cụ gián điệp là một chủ đề nhạy cảm, thường xuyên gây ra căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đấu khẩu trong nhiều năm liên quan đến các cáo buộc về gián điệp điện tử. Hoa Kỳ đã tố cáo chính phủ và quân đội Trung Quốc tham gia vào công cụ do thám rộng rãi hướng đến hệ thống mạng máy tính trong lĩnh vực kinh doanh và chính phủ Hoa Kỳ. Ttong khi đó Trung Quốc cũng đã bác bỏ cáo buộc và tố ngược lại những hành vi tương tự từ phía Hoa Kỳ.
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
44
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).