Người Vũ Hán Bị Hắt Hủi Như 'Xác Sống'

05 Tháng Hai 20207:45 SA(Xem: 4432)
Người Vũ Hán Bị Hắt Hủi Như 'Xác Sống'
Người Vũ Hán Bị Hắt Hủi Như 'Xác Sống'

Weibo Ludougao chia sẻ cô bị đuổi cổ khỏi một nhà nghỉ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vì là người Vũ Hán.

Ludougao rời Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc hôm 20/01/2020, ba ngày trước khi chính quyền có lệnh phong tỏa vì dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV). Trong bài đăng trên mạng xã hội Weibo, Ludougao cho biết du khách Vũ Hán như cô giờ không được chào đón ở tỉnh Hồ Nam.

Cô đã tới nhà ga và phát hiện không có chuyến tàu nào về Vũ Hán nữa. Cô liên lạc với cảnh sát thì được yêu cầu tới nhà tạm trú cho người vô gia cư. Cô gọi tới đường dây nóng của thị trưởng Vũ Hán nhưng vô ích. Cô thậm chí đã tới bệnh viện để xin giấy khám sức khỏe, song không khách sạn nào đồng ý cho cô ở lại. Cô đã liên lạc hơn 10 khách sạn và nhà nghỉ nhưng đều bị từ chối.

Cô viết: “Tôi không hiểu nổi. Ngay cả khi tất cả người Vũ Hán chúng tôi đều là 'xác sống', tôi không được phép ở trong nhà để ngăn dịch lây lan sao? Giờ tôi bị đuổi ra ngoài và không biết phải đi đâu”. Dù được xóa sau đó, bài đăng của Ludougao đã lan truyền nhanh trên mạng đến nỗi khiến người kiểm duyệt nội dung ở Trường Sa phải chú ý và thông tin về trường hợp của cô với chính quyền thành phố. Nhờ vậy, Ludougao đã được vào một khách sạn tối hôm 26/01/2020.

Khi phóng viên CNN liên lạc, Ludougao cho biết đã đăng bài viết đó và được chính quyền liên lạc nhưng từ chối bình luận thêm. Tuy nhiên, Ludougao không phải người duy nhất rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy. Tại tỉnh Vân Nam, nhiều du khách Hồ Bắc không tìm được nơi ở đã liên lạc với chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Văn phòng du lịch và văn hóa tỉnh Vân Nam yêu cầu các thành phố ở đây sắp xếp ít nhất một khách sạn cho du khách Hồ Bắc.

Chính quyền nhiều tỉnh và thành phố khác ở Trung Quốc như Quảng Đông và Quảng Tây cũng nhanh chóng đặt khách sạn cho du khách đến từ Vũ Hán và nơi khác thuộc tỉnh Hồ Bắc. Văn phòng Du lịch và Văn hóa Vũ Hán đã lên danh sách khách sạn được chỉ định cho cư dân Vũ Hán trên khắp Trung Quốc, nhưng chưa rõ có bao nhiêu du khách nắm được thông tin.

Không chỉ khách du lịch, nhiều chính quyền địa phương cũng cảnh giác cao độ với người trở về từ Vũ Hán dịp Tết Nguyên đán. Tại một số thành phố như Thượng Hải và Quảng Châu, ủy ban phụ trách các khu dân cư được giao nhiệm tới từng nhà tìm kiếm người mới về từ Vũ Hán và báo cáo thông tin cho chính quyền.

Eric Chen, 33 tuổi đến từ thành phố Kinh Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc, người hiện sống và làm việc ở thành phố biển Chiết Giang, cho biết cư dân ở đây cảnh giác tới mức báo cảnh sát khi phát hiện chiếc xe có biển số Vũ Hán. Anh cho hay: “Hóa ra chủ chiếc xe đó không phải người Vũ Hán. Anh ta đăng ký biển Vũ Hán chỉ vì nó dễ dàng hơn ở Hàng Châu, nơi cấp biển số xe bằng quay xổ số”.

Một số ngôi làng ở vùng nông thôn đã lập đội canh gác để chặn người Vũ Hán. Hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy nhiều con đường bị chặn bằng xe tải, máy xúc, đá hoặc cây và thậm chí đào đường để ngăn người lạ vào làng. Tình trạng phổ biến đến mức Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cảnh báo người dân không tự ý chặn đường trái phép gây tắc nghẽn giao thông.

Vài nơi khác còn xuất hiện biện pháp cách ly cực đoan với người trở về Vũ Hán như niêm phong nhà bằng tấm biểu ngữ, thanh gỗ hoặc thanh kim loại, theo video lan truyền trên mạng. Trong một video, tờ giấy thông báo đỏ được dán cạnh cửa ra vào của căn hộ: "Đây là nhà người trở về từ Vũ Hán, xin vui lòng không tiếp xúc với họ". Cánh cửa, nơi vẫn còn câu đối Tết Nguyên đán, đã bị một số người đàn ông đeo khẩu trang dùng thanh sắt chặn lại. Phóng viên CNN hiện chưa thể xác minh video và địa điểm trong đó.

Sự phẫn nộ và phân biệt đối xử đối với người Vũ Hán đã khiến trang People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chú ý. Trong bài viết đăng tải trên ứng dụng điện thoại, trang People's Daily thừa nhận có hành vi lăng mạ nhắm vào người đến từ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trên mạng. Đồng thời cho biết nhiều chính quyền địa phương đã có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn người Vũ Hán vào địa phận của họ hoặc cư trú trong khách sạn trong vùng. Giới chức Vũ Hán ước tính khoảng 5 triệu người đã rời thành phố trong dịp Tết Nguyên đán trước khi có lệnh phong tỏa.

Theo nội dung bài viết trên People's Daily: “Phần lớn trong số 5 triệu người rời Vũ Hán không cố tình "chạy trốn" và không phải tất cả họ đều mang virus. Bất kể họ đến đâu, chúng ta không nên thành kiến hoặc đối xử lạnh lùng với họ. Họ chỉ là nạn nhân trong đợt dịch bùng phát. Hơn bất kỳ ai, họ mong muốn loại bỏ dịch, khao khát sự an toàn, sự đảm bảo và quan tâm. Điều họ cần hiện nay là sự thấu hiểu chứ không phải những nhìn nhận sai lầm”

April Pin, một trong hàng triệu người hiện ở Vũ Hán, đã viết thư kêu gọi người dân Trung Quốc bao dung với những người như vậy. Pin cho biết: “Nhiều bạn bè của tôi rời Vũ Hán khi chưa biết về dịch bệnh nghiêm trọng. Nhiều bình luận trên mạng đả kích và lăng mạ người Vũ Hán. Tôi thấy điều đó thật sai lầm”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).