Chúng Ta Đang Lãng Phí Thực Phẩm Hơn Vẫn Nghĩ

13 Tháng Hai 20208:00 SA(Xem: 4144)
Chúng Ta Đang Lãng Phí Thực Phẩm Hơn Vẫn Nghĩ
Chúng Ta Đang Lãng Phí Thực Phẩm Hơn Vẫn Nghĩ

Theo các nhà nghiên cứu Hà Lan, các ước tính chung cho lãng phí thực phẩm toàn cầu là quá thấp, và mỗi người trên thế giới đang lãng phí khoảng 500 calo thực phẩm mỗi ngày.

Nếu không lãng phí, chúng ta có thể nuôi năm người thay vì bốn. Nghiên cứu cho thấy thực phẩm lãng phí tăng lên cùng với túi tiền của chúng ta, có thể hơn gấp đôi mức chúng ta nghĩ trước đây.

Giảm lãng phí thực phẩm là một thách thức chính trong việc chống biến đổi khí hậu. Thực phẩm bị lãng phí chiếm gần 10% tổng lượng khí thải nhà kính của chúng ta, theo Liên Hợp Quốc.

Tiến sĩ Monika van den Bos Verma thuộc Đại học Wageningen ở Hà Lan cho biết, việc ngăn chặn lãng phí thực phẩm là một chiến thắng cho người dùng và chắc chắn là một chiến thắng cho cả thế giới. "Vứt bỏ thức ăn trong thùng rác của bạn cũng giống như ném một tờ 5 euro - tại sao ta lại làm vậy?"

Các ước tính trước đây đã đặt thực phẩm lãng phí toàn cầu ở mức 214 calo mỗi ngày cho mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã xem xét chi tiết về vấn đề lãng phí thực phẩm, sử dụng dữ liệu từ FAO, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thực phẩm lãng phí bắt đầu tăng lên với những người có thu nhập hàng ngày khoảng 7 USD.

Và trong khi FAO ước tính mức lãng phí thực phẩm là 214 calo/ngày/người trên thế giới vào năm 2015, thì nghiên cứu của họ trong cùng năm đã đưa ra con số 527 calo. Tiến sĩ Thom Achterbosch, cũng thuộc Đại học Wageningen ở Hà Lan, cho biết: “Những gì chúng tôi ước tính là ước tính ban đầu của FAO là 214 calo/ngày/người thực sự là một sự đánh giá thấp về lãng phí thực phẩm toàn cầu, bởi vì con số thật sự có thể lớn hơn 527 calo/ngày/người”. Lãng phí thực phẩm là vấn đề ở các nước giàu nhưng nó cũng sẽ tăng nhanh hơn ở các nước nghèo hơn, ông nói thêm.


Ông cho biết: “Từ những gì ta hiện có trong nhà bếp của mình, ta có thể nuôi năm người thay vì bốn nếu không lãng phí”.

Thay đổi hành vi

Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số giải pháp đơn giản để giảm lãng phí thực phẩm, chẳng hạn như giảm kích thước phần thức ăn. Họ cho biết thay đổi hành vi là quan trọng, chẳng hạn như khuyến khích người mua sắm chuyển từ mua quá nhiều hoặc tích trữ sang mua "đủ dùng", với suy nghĩ rằng ta luôn có thể mua nhiều hơn. Và thực phẩm cần phải được coi trọng và đánh giá cao hơn trong xã hội.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One, không bao gồm thực phẩm bị mất đi trong quá trình sản xuất trước khi nó đến tay người tiêu dùng, và cũng không bàn đến rác thải thực phẩm trong quá trình nấu nướng. Các số liệu đưa ra một cơ sở đo lường cho tiến trình hướng tới mục tiêu quốc tế nhằm giảm một nửa thực phẩm lãng phí từ năm 2015 đến năm 2030. Tiến sĩ Martine Rutten, đồng nghiên cứu, nói: “Về cơ bản, giảm lãng phí thực phẩm là cách bền vững nhất để giải quyết một phần vấn đề làm thế nào để nuôi sống thế giới trong tương lai”



50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).